Thực trạng sự vận hành của các thành tố mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật trong trường mầm non hòa nhập

Bài viết đưa ra một số kết quả nghiên cứu về mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật (TKT) với các thành tố có mối quan hệ tương hỗ và ý nghĩa quan trọng đối với đảm bảo chất lượng của giáo dục hòa nhập trong trường mầm non hòa nhập. Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng của sự vận hành của các thành tố mô hình hỗ trợ trong trường mầm non hòa nhập, bài viết đề xuất khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sự vận hành các thành tố của mô hình đối với các trường mầm non hòa nhập. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 132-143 This paper is available online at DOI: THỰC TRẠNG SỰ VẬN HÀNH CỦA CÁC THÀNH TỐ MÔ HÌNH HỖ TRỢ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG TRƯỜNG MẦM NON HÒA NHẬP Lê Thị Thúy Hằng Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tóm tắt. Bài viết đưa ra một số kết quả nghiên cứu về mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật (TKT) với các thành tố có mối quan hệ tương hỗ và ý nghĩa quan trọng đối với đảm bảo chất lượng của giáo dục hòa nhập trong trường mầm non hòa nhập. Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng của sự vận hành của các thành tố mô hình hỗ trợ trong trường mầm non hòa nhập, bài viết đề xuất khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sự vận hành các thành tố của mô hình đối với các trường mầm non hòa nhập. Từ khóa: Hòa nhập, hỗ trợ, mô hình, trẻ khuyết tật, trường mầm non. 1. Mở đầu Trong sự phát triển của giáo dục đặc biệt, trẻ có nhu cầu đặc biệt ngày càng mở rộng không chỉ còn giới hạn ở nhóm trẻ khuyết tật mà còn được mở rộng ra với các nhóm đối tượng khác có liên quan bởi những ảnh hưởng từ tác động kinh tế, xã hội, văn hóa, tín ngưỡng. . . [1]. Trường học hòa nhập không chỉ là khái niệm mang tính biểu trưng cho mối quan hệ về cơ hội được hòa nhập của trẻ có nhu cầu đặc biệt mà được hiểu với ý nghĩa đó là trường học với những đặc điểm đa dạng của người học [2]. Theo đó, các trường học cần thay đổi để có thể cung cấp một chương trình mang tính toàn diện, thích ứng và đáp ứng được sự chuyển dịch, giao thoa trong mối quan hệ liên văn hóa, trải nghiệm và năng lực của mọi học sinh trong lớp học [3]. Kết quả nghiên cứu về sự chuyển dịch vai trò của giáo viên giáo dục đặc biệt được thực hiện bởi New South Weles Department of Education and Communities (DEC), đã chỉ ra rằng có sự thay đổi đặc điểm trường học ảnh hưởng đến sự chuyển dịch về mô hình hỗ trợ. Từ mô hình đặt trọng tâm vào hỗ trợ cho các nhóm trẻ có nhu cầu đặc biệt, đến nay, mô hình được chuyển

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
24    17    1    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.