Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ và mật độ gieo trồng đến sinh trưởng và năng suất giống đậu tương ĐT51 tại Thái Nguyên

Thí nghiệm được tiến hành trong vụ hè thu 2017 tại Thái Nguyên, gồm hai thí nghiệm độc lập: Ảnh hưởng của phân bón vô cơ và ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến sinh trưởng và năng suất giống đậu tương ĐT51. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở mức phân bón 30N:60P:60K có ảnh hưởng tích cực đến chiều cao cây, số cành cấp 1, chỉ số diện tích lá và năng suất. | Phạm Thị Thu Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 180(04): 93 - 97 ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN BÓN VÔ CƠ VÀ MẬT ĐỘ GIEO TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT51 TẠI THÁI NGUYÊN Phạm Thị Thu Huyền1*, Trần Văn Điền1, Trần Thị Trường2, Nguyễn Thị Quỳnh1 1 Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên, 2Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành trong vụ hè thu 2017 tại Thái Nguyên, gồm hai thí nghiệm độc lập: Ảnh hưởng của phân bón vô cơ và ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến sinh trưởng và năng suất giống đậu tương ĐT51. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở mức phân bón 30N:60P:60K có ảnh hưởng tích cực đến chiều cao cây, số cành cấp 1, chỉ số diện tích lá và năng suất. Ở mức phân bón này, năng suất lý thuyết (NSLT) đạt 47 tạ/ha, năng suất thực thu (NSTT) đạt 26,86 tạ/ha, cao hơn các công thức thí nghiệm khác. Các mức mật độ gieo trồng 10 – 20 cây/m2 có số cành cấp 1, tổng số quả chắc, khối lượng nghìn hạt cao hơn các mật độ trồng dày, tuy nhiên NSLT và NSTT thấp. Ở mức mật độ 30 – 40 cây/m2 cho NSLT đạt từ 37,64 – 42,36 tạ/ha; NSTT đạt từ 24,35 – 25,10 tạ/ha, cao hơn hẳn các công thức thí nghiệm mật độ gieo trồng thưa. Từ khóa: Đậu tương, phân bón, mật độ, năng suất, Thái Nguyên ĐẶT VẤN ĐỀ* Song song với việc nghiên cứu chọn tạo giống, việc nghiên cứu về chế độ phân bón, chế độ trồng, chăm sóc để cây sinh trưởng phát triển tốt và phát huy hết tiềm năng của giống là vấn đề rất quan trọng. Mặc dù đậu tương là cây không kén đất và tương đối dễ trồng nhưng có một chế độ chăm sóc hợp lí, bón phân đúng cách, đúng lượng và đúng thời điểm thì sẽ thu được năng suất cao. Đối với phân khoáng thì đạm, lân và kali là ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng lớn đến năng suất đậu tương. Trong đó, đạm là nguyên tố rất quan trọng. Cây đậu tương cần nhiều đạm để sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất. Tuy nhiên, việc cố định Nitrate (NO3-) có tầm quan trọng để thu được năng suất tối đa. Bón đạm quá nhiều, hoặc bón không đúng thời kỳ sẽ ức chế sự hình .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.