Một loại phân bón ure nhả chậm đã được tổng hợp bằng cách phủ polyurethan lên bề mặt viên phân ure để kiểm soát tốc độ nhả dinh dưỡng, giảm thất thoát phân bón và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Viên phân ure đã được tổng hợp từ ure thông thường, bentonit và tinh bột. | Trần Quốc Toàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 181(05): 41 - 46 ĐỘNG HỌC NHẢ CHẤT DINH DƯỠNG VÀ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY SINH HỌC TRONG ĐẤT CỦA PHÂN BÓN URE NHẢ CHẬM VỚI VỎ BỌC POLYME Trần Quốc Toàn1*, Đặng Thị Hồng Phương2 1 Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2 TÓM TẮT Một loại phân bón ure nhả chậm đã được tổng hợp bằng cách phủ polyurethan lên bề mặt viên phân ure để kiểm soát tốc độ nhả dinh dưỡng, giảm thất thoát phân bón và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Viên phân ure đã được tổng hợp từ ure thông thường, bentonit và tinh bột. Mẫu phân ure nhả chậm có tỉ lệ khối lượng ure: bentonit: tinh bột tương ứng là 90: 7,5: 2,5, độ dày lớp vỏ polyurethan khoảng 30µm chứa 5% sáp parafin, nhả khoảng 81,42% N sau 90 ngày trong đất (ở 250C). Nghiên cứu động học cho thấy tốc độ phóng nitơ từ phân bón ure nhả chậm trong đất có thể được biểu diễn bằng phương trình biểu kiến bậc một ở 25 0C với R2 ~ 1. Các ảnh SEM cho thấy các lớp vỏ bọc polyurethan có khả năng phân hủy sinh học tốt trong đất. Phân bón ure nhả chậm tổng hợp được không ảnh hưởng xấu đến tính chất lý hóa của đất, chúng thân thiện với môi trường. Từ khóa: nhả chậm, polyurethan, ure, phân bón, đất, động học. GIỚI THIỆU* Hiện nay, theo chứng minh của các nhà khoa học thì cây trồng chỉ hấp thụ tối đa được khoảng 25 – 30% tổng lượng phân hóa học đã cung cấp, phần còn lại bị thất thoát ra môi trường do nhiều nguyên nhân (rửa trôi, xói mòn, bay hơi.) đã làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón, gây ô nhiễm môi trường [1]. Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm ô nhiễm môi trường, một phương pháp khả thi là sử dụng phân bón nhả chậm [2]. So với phân bón thông thường, phân bón nhả chậm có nhiều ưu điểm như: giảm tỷ lệ thất thoát phân bón, cung cấp chất dinh dưỡng ổn định, giảm số lần bón phân, giảm thiểu tác động tiêu cực khi bón phân quá liều. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu chế tạo phân bón nhả chậm đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Đặc biệt, là .