Sự gia tăng dân số trong các đô thị và sự xuất hiện ngày càng tăng của các hãng ăn nhanh tại Việt Nam kéo theo lượng chất thải rắn phát sinh trong các đô thị. Chất thải ngành thức ăn nhanh chiếm đa số là thực phẩm, nhựa và giấy. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 135-141 This paper is available online at DOI: HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG TÁI CHẾ CHẤT THẢI NGÀNH THỨC ĂN NHANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đỗ Thị Kim Chi1 và Lê Văn Khoa2 1 2 Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Sự gia tăng dân số trong các đô thị và sự xuất hiện ngày càng tăng của các hãng ăn nhanh tại Việt Nam kéo theo lượng chất thải rắn phát sinh trong các đô thị. Chất thải ngành thức ăn nhanh chiếm đa số là thực phẩm, nhựa và giấy. Nghiên cứu thu được kết quả khảo sát bảng hỏi ở 161 cửa hàng và phân tích thành phần rác ở 30 cửa hàng, thuộc 6 hãng cung cấp dịch vụ ăn nhanh. Kết quả cho thấy, trung bình chất thải rắn (CTR) ngành thức ăn nhanh (TAN) đóng góp khoảng 5,6 tấn, trong khoảng 8000 tấn chất thải rắn đô thị của TPHCM, bao gồm 3 thành phần chính: chất thải thực phẩm chiếm đa số (1,95 tấn/ngày), sau đó là chất thải giấy (1,94 tấn/ngày, bao gồm cả bao bì giấy) và cuối cùng là nhựa (1,7 tấn/ngày, bao gồm cả túi nilon). Các chất thải trên đều là những thành phần có thể tái chế được và lượng CTR này cũng khác nhau ở các hãng thức ăn nhanh khác nhau. Từ khóa: Ngành thức ăn nhanh, thành phần chất thải, chất thải rắn, chất thải nhựa, chất thải giấy. 1. Mở đầu Đô thị hóa - xu hướng toàn cầu, trên thế giới, tỉ lệ đô thị hóa bình quân trong những năm 1950 và 2000 lần lượt là 29,36% và 48,18%. Dự kiến năm 2025, tỉ lệ đô thị hóa trên thế giới là 63,85% [1]. Đô thị hóa kéo theo dân số tăng, cùng với sự hình thành các khu dân cư tập trung, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu và năng lượng ngày càng tăng lên. Chính những sự gia tăng đó đã tạo điều kiện thúc đẩy các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng và phát triển nhanh chóng [2]. Nhà hàng TAN là một trong những hình thức kinh doanh điển hình trên toàn cầu [3]. Ở Mỹ, năm