Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách “Bí quyết thành công – Kỹ thuật trồng chè xanh hiệu quả” cung cấp cho người đọc các kiến thức: Phòng trừ sâu và bệnh hại, thu hoạch, chế biến và bảo quản chè xanh, phụ lục bài đọc tham khảo. nội dung chi tiết. | Cfvươri0 3. PHÒNG TRỪ SÂU VÀ BỆNH HẠI p > ẻ 0 ũ o0 Óp 1 I. SÂU HẠI Chè là cây trồng được thu hái quanh năm nên có thành phần sâu bệnh rất phong phú. Để bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên trong sinh quần cây chè, nên để cho các loài gây hại tồn tại ở mật độ thấp dưới mức gây hại kinh tế, không gây ảnh hưởng tới năng suất chè. Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho cây chè sinh trưởng phát triển, làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây chè, tạo điều kiện thuận lợi cho thiện địch đến cư trú, góp phần giảm nhu cầu phải dùng thuốc hóc học, giúp diệt sâu hại chè hiệu quả, an toàn. Trồng các cây trồng xen tạo điều kiện cho thiên địch có thành phần loài phong phú hcm. Duy trì những loại cây hoa có mật (đặc biệt là cây hoa cứt lợn) xung quanh nương chè để hấp dẫn thiên địch đến cư trú và phát triển. Sử dụng các chế phẩm sinh học và thảo mộc để trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, chế phẩm Bt để trừ sâu cuốn lá chè, bọ nẹt chè, sâu chùm. hoặc Bitadin để trừ nhện đỏ, rầy xanh, chế phẩm thảo mộc và có nguồn gốc sinh học (như Sukopi, SHOl, Sông Lam 333, Deris, Rotox.) và dầu khoáng BVTV để trừ dịch hại chính trên cây chè, chế phẩm sinh học từ nấm đối I kháng Trichoderma spp để trừ một số vi sinh vật trong đất gây bệnh cho cây chè. Áp dụng các biện pháp thủ công như thu bắt sâu chùm, sâu non tuổi I -2 của sâu róm chè, bọ xít non của bọ xít hoa khi chúng còn sống tập trung. Hái bỏ những lá chè, búp chè bị sâu cuốn lá non, sâu cuốn tổ, sâu xếp lá, sâu kèn. cắt tia cành chè bị sâu đục thân mình đỏ, rệp sáp, bệnh loét, sùi cành. Đào bỏ cây chè bị bệnh chết loang. Phát cỏ dại trong nương chè. Đặt bẫy dự báo sự xuất hiện của sâu hại và để thu diệt chúng. Dùng bẫy đèn thu bắt các loài rầy; trưởng thành một số loài cánh vảy hại chè bẫy hô đê thu bắt các loài côn trùng hại hoạt động ban đêm khi bò trên mặt đất; bẫy dính màu vàng để bẫy trưởng thành của ệp muội, bọ phấn, bọ cánh tỏ. Không dùng thuốc hóa học bừa bãi và chỉ dùng khi cần .