Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 3 chương: Chương 1 - Những vấn đề lý luận về khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự. Chương 2 - Thực trạng các quy định pháp luật tố tụng dân sự về khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện. Chương 3 - Yêu cầu, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp thực hiện khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự ở Việt Nam. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HƯƠNG Khëi kiÖn vµ thô lý vô ¸n d©n sù Nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 9 38 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Luật Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. Bùi Thị Huyền 2. TS. Lê Thị Hà Phản biện 1: Nguyễn Minh Hằng Phản biện 2: TS. Hoàng Ngọc Thỉnh Phản biện 3: TS. Nguyễn Hải An Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường, họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2019. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội MỞ ĐẦU Trong sự phát triển của xã hội, khi Nhà nước và pháp luật ra đời thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được ghi nhận bằng pháp luật và bảo đảm thực hiện thông qua các thiết chế do Nhà nước thiết lập. Theo đó, quyền khởi kiện của tổ chức, cá nhân đã được pháp luật quy định và chủ thể cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thông qua việc khởi kiện. Khởi kiện vụ án dân sự (VADS) được pháp luật ghi nhận là hoạt động tố tụng đầu tiên bảo vệ quyền dân sự của chủ thể có quyền hay lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và các chủ thể được pháp luật trao quyền; là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Khi đơn khởi kiện của các chủ thể đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật quy định thì Tòa án có trách nhiệm thụ lý vụ án. Ở Việt Nam, vấn đề khởi kiện và thụ lý VADS được quy định trong các văn bản pháp luật từ khá sớm và ngày càng được hoàn thiện. Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 là văn bản pháp luật quy định đầy đủ và có hệ thống các vấn đề về tố tụng dân sự (TTDS) nói chung và chế định khởi kiện và thụ lý VADS nói riêng. BLTTDS đã bổ sung những thiếu sót, khắc phục được những điểm bất cập, chưa hợp lý về khởi kiện và thụ lý VADS .