Luận án đưa ra quan niệm mới về CCKTN của thành phố lớn (quan hệ tỉ lệ giữa khối ngành dịch vụ với công nghiệp CNC và nông nghiệp đô thị trong CCKTN); Quan niệm mới về chuyển dịch CCKTN của thành phố lớn theo hướng PTBV (việc thay đổi, làm mới CCKTN theo hướng hiện đại và theo đuổi mục tiêu PTBV; đồng thời chuyển dịch CCKTN của thành phố lớn đảm bảo sự bền vững cho chính bản thân việc chuyển dịch CCKTN và góp phần vào sự PTBV chung của cả nền kinh tế). | 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cơ cấu kinh tế (CCKT) là thuộc tính của hệ thống kinh tế, nó phản ánh tính chất và trình độ phát triển của hệ thống kinh tế. Sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng của CCKT, đặc biệt là cơ cấu kinh tế ngành (CCKTN) của một quốc gia, một địa phương nếu hợp lý sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững (PTBV) và ngược lại. Những năm gần đây, các nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm nhiều đến vấn đề chuyển dịch CCKT theo hướng PTBV đối với cấp quốc gia, song đối với cấp địa phương (các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) thì chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều vấn đề lý luận về chuyển dịch CCKTN của thành phố trực thuộc Trung ương (mà tác giả cho là thành phố lớn) theo hướng PTBV chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống. Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam, sau khi mở rộng địa giới hành chính, kinh tế thành phố Hà Nội đã có sự phát triển đi liền với quá trình chuyển dịch CCKT thể hiện qua nhiều dấu hiệu tích cực, CCKTN có nhiều điểm mới, tiến bộ (công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, xuất hiện nhiều sản phẩm mới) song mức độ hiện đại hoá chưa cao. Tốc độ chuyển dịch CCKTN hướng tới mục tiêu PTBV còn chậm. Đóng góp của chuyển dịch CCKTN vào hiệu quả phát triển của nền kinh tế còn hạn chế, hiệu quả và năng lực cạnh tranh thấp, làm xuất hiện nhiều bất cập trong lĩnh vực xã hội và môi trường. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp (CMCN) đã và đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức đặt ra những yêu cầu phải chuyển dịch CCKTN theo hướng PTBV góp phần phát huy lợi thế của Thủ đô và gia tăng vai trò của Thủ đô Hà Nội đối với cả nước là yêu cầu cấp bách đối với Hà Nội. Với những những lý do nêu trên tác giả lựa chọn vấn đề “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của thành phố Hà Nội đến năm 2030 theo hướng phát triển bền vững” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành Kinh tế phát triển. 2. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch CCKTN của thành phố lớn theo hướng PTBV;