Nội dung chính của luận án được bố cục gồm 5 chương với những nội dung cơ bản sau đây: Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến luận án. Chương 2. Cơ sở lý thuyết, chương này trình bày các khái niệm và các vấn đề liên quan đến HTTT, HTTTKT và hệ thống ERP. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu, trình bày về quy trình nghiên cứu, khung nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu áp dụng trong luận án. Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận, trình bày kết quả khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng hành vi sử dụng HTTTKT trong các doanh nghiệp Việt Nam. Chương 5. Kết luận và hàm ý nghiên cứu. | 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện, bối cảnh của sự hội nhập kinh tế thế giới và sự ảnh hưởng sâu rộng của công nghệ thông tin (CNTT) trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội, bên cạnh những cơ hội, lợi thế mà toàn cầu hoá mang lại, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn có thể ảnh hưởng đến mục tiêu và chiến lược hoạt động. Quá trình đạt được các mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có sự tác động rất lớn của chức năng kế toán, và để thực hiện đầy đủ và hiệu quả chức năng kế toán, các doanh nghiệp cần có một cấu trúc kế toán hữu hiệu, cấu trúc đó chính là hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT). HTTTKT của doanh nghiệp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thành công các mục tiêu và chiến lược kinh doanh quan trọng thông qua việc cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản lý để hoạch định, kiểm soát doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ kịp thời cho nhà quản lý trong việc ra các quyết định quản trị (Soudani, 2012). HTTTKT giúp hỗ trợ cho các hoạt động quản trị và quá trình ra quyết định của nhà quản lý (Gelinas & cộng sự, 2011). Như vậy, có thể thấy được vai trò, ý nghĩa quan trọng của HTTTKT trong doanh nghiệp, HTTTKT chất lượng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong hoạt động và cung cấp thông tin hữu ích. HTTTKT là một cấu trúc phức tạp kết hợp của nhiều thành phần gồm yếu tố kỹ thuật và con người, trong đó con người là người sử dụng hệ thống (Turban & cộng sự, 2008), con người sẽ sử dụng hệ thống thông qua tác động đến công nghệ, thiết bị, thủ tục và cả quy trình trong quá trình làm việc. Quá trình sử dụng hệ thống của nhân viên sẽ góp phần làm gia tăng hiệu quả của HTTTKT như giải quyết công việc nhanh chóng hơn, cung cấp thông tin kịp thời hơn, qua đó góp phần làm gia tăng giá trị doanh nghiệp và thực hiện hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp, ví dụ: việc sử dụng HTTTKT trong môi trường ERP sẽ cung cấp thông tin hỗ trợ cho nhà quản trị trong kiểm soát và ra quyết định, điều này