Nội dung của luận án "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất rau của nông hộ tại hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng" được chia thành 4 chương cụ thể trình bày các vấn đề sau đây: Chương 1 - Cơ sở lý luận về quyết định áp dụng đổi mới công nghệ trong nông nghiệp của nông hộ; chương 2 - Thiết kế nghiên cứu, chương 3 - Kết quả phân tích và thảo luận; chương 4 - Một số hàm ý chính sách. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ----------- ----------- LƢƠNG TÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN VIETGAP TRONG SẢN XUẤT RAU CỦA NÔNG HỘ TẠI HAI ĐỊA PHƢƠNG QUẢNG NAM VÀ ĐÀ NẴNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại: Đại học Đà nẵng Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: . Đoàn Gia Dũng 2. PGS. TS. Bùi Quang Bình Phản biện 1: . Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Đại học Đà Nẵng. Vào ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm thông tin học liệu – Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Nghiên cứu về quyết định áp dụng đổi mới công nghệ trong nông nghiệp đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học từ các chuyên ngành khác nhau. Khởi đầu cho nghiên cứu về chủ đề này là thuyết lợi ích kỳ vọng được khởi xướng bởi Bernoulli (1738) dựa trên nền tảng so sánh lợi ích và rủi ro của người nông dân khi quyết định áp dụng đổi mới, tiếp đến là các thuyết tiếp cận dưới góc độ tâm lý, hành vi của người nông dân như thuyết khuếch tán đổi mới của Roger (1962), thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991). Chưa dừng lại ở góc độ lý thuyết, chuỗi các bằng chứng thực nghiệm sau đó đã chứng minh khả năng ứng dụng các lý thuyết này trong thực tiễn. Có những nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ tâm lý chỉ ra rằng thái độ, các quy phạm xã hội và nhận thức kiểm soát hành vi là các yếu tố quan trọng nhất tác động đến quyết định áp dụng đổi mới công nghệ của nông dân (Läpple, D., và Kelley, 2013); (Wauters và cộng sự, 2013). Trong khi đó, các nghiên cứu sử dụng thuyết lợi ích kỳ vọng cho rằng nhận thức của người nông dân về lợi ích và rủi ro của đổi mới ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng và các rủi ro về kinh tế đóng vai trò quan trọng (Ghadim và cộng sự, 2005). Tuy nhiên, việc quyết định áp dụng đổi mới công