Luận văn Tiến sĩ Kinh tế "Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam" được tiến hành nghiên cứu với mục đích cuối cùng đó là nâng cao chất lượng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước, ở Việt Nam. . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Vũ Nhữ Thăng 2. TS. Nguyễn Văn Bình Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Tài chính Vào hồi . giờ., ngày. tháng. năm 20. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Tài chính 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Luận án Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nhiều bất ổn và Việt Nam đã là nước có thu nhập trung bình, dẫn tới các nguồn ngoại lực ưu đãi dành cho đầu tư giảm sút, thì việc phát huy nội lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, làm tiền đề phát triển đất nước đặc biệt cần thiết. Nhà nước sử dụng vốn NSNN để xây dựng các công trình, hạng mục quan trọng, có vị trí then chốt, là xương sống đối với nền kinh tế (cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các ngành kinh tế quan trọng.), là tiền đề để phát triển các ngành, lĩnh vực khác. Các hoạt động quản lý của Nhà nước tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng NSNN, trong đó việc quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN đóng vai trò quyết định nhằm giảm thiểu thất thoát, lãng phí, từ đó có thêm nguồn lực để tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, phát huy lợi thế tiềm năng của từng vùng, xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, địa phương, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Hoạt động quản lý vốn ĐTXDCB .