Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật ghép nhãn lên vải, duy trì thu nhập hàng năm của người làm vườn tại tỉnh Bắc Giang và Hải Dương

Báo cáo tổng kết đề tài "Nghiên cứu kỹ thuật ghép nhãn lên vải, duy trì thu nhập hàng năm của người làm vườn tại tỉnh Bắc Giang và Hải Dương" với mục tiêu nhằm góp phần thực hiện chuyển đổi một phần diện tích cây vải thiều sang cây ăn quả khác, khắc phục tình trạng cung vượt cầu về vải thiều và duy trì thu nhập của nông dân vùng trung du miền núi phía Bắc. | I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây vải, còn gọi là lệ chi (Litchi chinensis) là loài duy nhất trong chi Litchi thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Vải là loại cây ăn quả thân gỗ vùng nhiệt đới, có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc, kéo dài về phía nam tới Indonesia và về phía đông tới Philipin. Ở Việt Nam cây vải được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên ., Bắc Giang là tỉnh có diện tích cây vải lớn nhất toàn quốc. Theo ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, hiện nay cây vải thiều có diện tích trên ha, chiếm hơn 80% tổng diện tích cây ăn quả của tỉnh. Vải thiều được trồng phổ biến trên đất Bắc Giang nhưng tập trung và chất lượng nổi bật là vải thiều của huyện Lục Ngạn chiếm ha, thứ đến là Lục Nam 9330 ha, Yên Thế 7209 ha, Tân Yên 3142 ha Tuy nhiên, do vải thiều thường chín đồng loạt và thu hoạch trong một thời gian ngắn nên việc tiêu thụ vải của bà con nông dân gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó là tình trạng phát triển diện tích vải thiều một cách ồ ạt khiến cho sản lượng vải thiều sản xuất ra nhiều nhưng tiêu thụ lại khó khăn. Tình trạng “cung vượt cầu” diễn ra hàng năm khiến cho thu nhập của người trồng vải thấp, hiệu quả kinh tế của cây vải không cao. Cũng vì nguyên nhân này mà nhiều hộ nông dân muốn phá bỏ cây vải thiều để thay bằng loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Một hộ nông ở Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang đã có sáng kiến ghép cải tạo nhãn lên gốc vải thiều với mục đích tận dụng gốc cây vải đã có sẵn để cải tạo giống, chuyển đổi từ vải sang nhãn mà không mất thời gian trồng mới, một, hai năm sau đã cho thu hoạch. Nhưng nhiều hộ nông dân đến tham quan học tập để áp dụng thì không thành công. Rõ ràng ghép nhãn lên gốc vải thiều theo hướng hàng hóa có giá trị kinh tế cao cần phải có những nghiên cứu kỹ về các mặt như: lựa chọn bộ giống nhãn thích hợp làm mắt ghép, phương pháp ghép, kỹ thuật chăm sóc cành vải tái sinh làm gốc ghép, chăm sóc vườn nhãn sau ghép cải tạo lên vải và phòng trừ sâu bệnh hại. Để đáp ứng yêu cầu trên, Bộ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.