Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên vùng đất cát ven biển huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh theo hướng thâm canh, chuyên canh, tạo vùng sản xuất hàng hoá

Đề tài với mục tiêu nghiên cứu nhằm chuyển dịch được cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, xoá đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân ở vùng đất cát ven biển huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. . | I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cẩm Xuyên là một huyện nằm trên tuyến đường quốc lộ 1A, cách thành phố Hà Tĩnh 10 km về phía nam. Phía bắc giáp thành phố Hà Tĩnh; phía nam huyện Kỳ Anh; Phía tây giáp huyện Hương Khê; Phía đông giáp biển Đông. Khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc về mùa mưa và mùa không nóng của gió tây nam về mùa khô. Nhiệt độ thấp nhất 15-170 c nhiệt độ cao nhất 35-390 c nhiệt độ trung bình 17-320 c, độ ẩm trung bình từ 75- 90%, đây là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tốt cho ngành trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên đây cũng là vùng rốn mưa bảo nên ảnh hưởng khá lớn tới thời vụ, chất lượng, số lượng sản xuất của từng thời kỳ trong tích tự nhiên ha, trong đó đất nông nghiệp huyện có 27 xã, thị trấn, dân số trên 15 vạn. Cẩm Xuyên có 5 xã, thuộc vùng ven biển là: Cẩm Hoà, Cẩm Dương, Cẩm Nhượng, Thị trấn Thiên Cầm và Cẩm Lĩnh được phân bố trên chiều dài 18 km bờ biển, với tổng diện tích đất tự nhiên gần ha, trong đó đất trồng cây hàng năm ha. Tuy diện tích đất trồng cây hàng năm tuy lớn nhưng chủ yếu là đất pha cát bạc màu, nghèo dinh dưỡng, là vùng cuối nguồn nước của hồ Kè gỗ nên vấn đề nước tưới cho sản xuất nông nghiệp củng rất khó khăn và nhiều vùng bị nhiễm mặn, hơn thế nữa một số diện tích lớn dang bị sa mạc hóa do quá trình khai thác quạng Titan trong những năm qua, chính vì lẽ đó sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, trình độ thâm canh còn lạc hậu, năng suất cây trồng vật nuôi rất thấp. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, trình độ dân trí của nhân dân vùng cát ven biển nhìn chung còn thấp, thiếu khoa học công nghệ, thiếu vốn để đầu tư sản xuất, thiếu các mô hình làm ăn có hiệu quả trên vùng đất cát để tham quan học tập, thiếu các kiến thức về thông tin thị trường giá cả, đầu ra sản phẩm, bảo quản và chế biến sau thu hoạch. dẫn đến tốc độ phát triển kinh tế chậm và phát triển không bền vững, bởi vậy nhìn chung đời sống người dân ở vùng này còn thấp, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
12    20    1    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.