Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên một số cây rau (pố xôi, bắp cải) có giá trị hàng hoá cao ở các huyện nghèo của Lâm Đồng

Đề tài được tiến hành với mục tiêu nhằm xác định được thành phần sâu bệnh hại và quy luật phát sinh gây hại của một số sâu bệnh chính trên pố xôi và bắp cải. Xây dựng được quy trình phòng trừ phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại (IPM) đối với cây bắp cải và cây pố xôi. Xây dựng được mô hình thử nghiệm các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên bắp cải và pố xôi, tăng hiệu quả kinh tế 10-15%. | I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lâm Đồng là tỉnh miền núi nằm ở phía Nam Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên là ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp . Tỉnh Lâm Đồng trong hơn 60 năm qua là vùng sản xuất rau ôn đới quan trọng của cả nước. Trong đó, các loại rau hàng hoá đặc sản như bắp cải, pố xôi, củ dền, cải thảo, vv đã cung cấp cho nhiều thị trường trong nước như thành phố Hồ Chí Minh (tiêu thụ hàng năm 60% sản lượng rau Đà Lạt), miền Tây Nam bộ, các tỉnh miền Trung (tiêu thụ 30% hàng năm) và một phần th am gia vào thị trường xuất khẩu (chiếm khoảng 10% sản lượng hàng năm). Nếu trồng cây cải bắp (cây sú) được dịp xuất khẩu thì lãi được 150- 220 triệu đồng/ha/vụ, với pố xôi khoảng 35- 45 triệu đồng/ha/vụ mà thời gian sinh trưởng ngắn (cây cải bắp 3 tháng/vụ, cây pố xôi chỉ gần 2 tháng/vụ), một năm từ 2-3 vụ trồng cây cải bắp, 4-5 vụ trồng cây pố xôi. Cây cải bắp và cây pố xôi là hai cây trồng có giá trị cao ở Lâm Đồng do thu nhập cao, được tiêu thụ nhiều trong nước và xuất khẩu. Do đó cây cải bắp và cây pố xôi được trồng với diện tích rất lớn chiếm (40- 45%) trong số các cây rau ở tỉnh Lâm Đồng. Đức Trọng và Đơn Dương là hai huyện có điều kiện khí hậu, đất đai rất thuận lợi cho việc phát triển cây rau ở Lâm Đồng. Huyện Đức Trọng có diện tích đất trồng rau là ha, Đơn Dương là ha, trong đó cây cải bắp, cây pố xôi là những cây được người dân ở đây tập trung phát triển nhiều nhất trong tỉnh với diện tích rất lớn chiếm 40- 45% diện tích trồng rau màu. Tuy nhiên ở hai huyện trên do trồng rau quanh năm và mức độ thâm canh cao nên tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh, phát triển nhiều. Đặc biệt bệnh sưng rễ cây cải bắp (Plasmodiophora brassicae) đang là vấn đề bức xúc trong sản xuất rau hiện nay. Bệnh sưng rễ đã xuất hiện ở Đà Lạt từ giữa năm 2003 tại thành phố Đà Lạt, các vùng phụ cận và bùng phát trên diện rộng từ đầu mùa mưa năm 2004 và cho đến năm 2009 bệnh tiếp tục gây hại trên khắp các vùng đã bị nhiễm bệnh nặng. Bệnh sưng rễ xuất hiện và gây .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
98    97    2    28-04-2024
42    503    21    28-04-2024
209    134    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.