Bài viết giới thiệu kinh nghiệm triển khai chính sách GSATVM của Nhật Bản, trong đó nhấn mạnh vào những nội dung cơ bản trong hoạt động giám sát an toàn vĩ mô của Nhật Bản. | THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Chính sách giám sát an toàn vĩ mô tại Nhật Bản Mai Thanh Quế Ngày nhận: 07/11/2018 Ngày nhận bản sửa: 12/11/2018 Ngày duyệt đăng: 12/11/2018 Tại Nhật Bản, chính sách GSATVM được Ngân hàng Trung ương (NHTW) Nhật Bản (BOJ) và Tổ chức các dịch vụ tài chính (Financial Services Agency- FSA) phối hợp thực hiện, đã giúp cho các cơ quan này phát hiện kịp thời những rủi ro của hệ thống tài chính- ngân hàng, từ đó có những ứng phó hiệu quả. Chính sách giám sát an toàn vĩ mô (GSATVM) là hệ thống các công cụ để hạn chế rủi ro hệ thống nhằm giảm thiểu khả năng đổ vỡ của hệ thống tài chính quốc gia. Nội dung quan trọng nhất của chính sách đó là đưa ra một thông điệp rõ ràng về vấn đề kiểm tra, giám sát tại chỗ (on-site examinations) nhằm dự báo và ứng phó với các mất cân đối tài chính trong hệ thống tài chính hiện tại. Bài viết giới thiệu kinh nghiệm triển khai chính sách GSATVM của Nhật Bản, trong đó nhấn mạnh vào những nội dung cơ bản trong hoạt động giám sát an toàn vĩ mô của Nhật Bản. Từ khóa: Giám sát an toàn vĩ mô, Nhật Bản 1. Cơ quan nào chịu trách nhiệm trong việc giám sát an toàn vĩ mô hững dấu hiệu của “bong bong” tài sản trong những năm cuối thập niên 80 và sự bùng nổ của những bong bóng này sau đó mà một loạt các công cụ đã được Nhật Bản sử dụng từ cuối những năm 90 đến đầu những năm 2000. Các công © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X cụ này bao gồm việc thành lập ra Tổ chức các dịch vụ tài chính (Financial Services Agency- FSA), một sự bổ sung đối với Ngân hàng Trung ương (NHTW) Nhật Bản (BOJ) nhằm kiểm tra, giám sát tại chỗ hệ thống tài chính, đồng thời xây dựng một cơ cấu quản lý khủng hoảng. Dựa trên những nền tảng này, FSA có quyền được thực hiện kiểm tra giám sát liên ngành và BOJ đóng góp vào sự ổn định của hệ thống tài chính bằng việc khởi 71 xướng thực hiện các chính sách GSATVM. Họ thực hiện các chức năng tương ứng của họ trong việc giám sát rủi ro và mất cân đối tài chính trong hệ thống tài chính hiện tại. 2.