Nghiên cứu này tổng quan quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Việt Nam, tập trung vào giai đoạn 2001- 2015. Sử dụng số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, thông qua mô hình Q của Tobin, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, hoạt động cổ phần hóa có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp được tư nhân hóa hoàn toàn hoặc nhà nước không giữ cổ phần chi phối. | QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Tác động của cổ phần hoá đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có nguồn gốc nhà nước Hạ Thị Thu Thủy Ngày nhận: 13/03/2018 Ngày nhận bản sửa: 09/04/2018 Ngày duyệt đăng: 23/05/2018 Nghiên cứu này tổng quan quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Việt Nam, tập trung vào giai đoạn 2001- 2015. Sử dụng số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, thông qua mô hình Q của Tobin, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, hoạt động cổ phần hoá có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp được tư nhân hoá hoàn toàn hoặc nhà nước không giữ cổ phần chi phối. Nghiên cứu cũng cho thấy, việc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá DNNN trong giai đoạn 2012- 2015 không làm cho các doanh nghiệp mà nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn so với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Từ khoá: hiệu quả sử dụng vốn, cổ phần hoá, doanh nghiệp nhà nước, Q Tobin 1. Mở đầu tranh của DNNN, giảm thiểu nguy cơ rủi ro tài chính hoặc phá sản của doanh nghiệp (DN). Trong những năm gần đây, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang chậm lại, một trong những nguyên nhân được nhắc đến là việc sử dụng vốn kém hiệu quả cùng với những thách thức chính sách trong việc cải cách khu vực DNNN (IMF, 2013; OECD, 2013; VEPR, 2012). Hoạt động tái cấu trúc DNNN với trọng tâm là CPH DNNN đã được tiến hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN, nhưng khu vực DNNN vẫn hoạt động kém hiệu quả (IMF, 2013; Báo cáo phát triển Việt Nam, 2012) Quá trình mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có tác động trực tiếp đến khu vực DNNN khi lần đầu tiên phải đối mặt với sức ép cạnh tranh quốc tế không chỉ ở thị trường xuất khẩu mà ngay cả thị trường trong nước. Mặt khác, theo các cam kết quốc tế, Việt Nam phải dỡ bỏ dần các hàng rào bảo hộ truyền thống như thuế quan, trợ cấp- các công cụ hỗ trợ chủ yếu của chính sách công nghiệp hướng tới các DNNN. Trong bối cảnh đó, chính sách cổ phần hóa (CPH) DNNN được kỳ .