Bài viết xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm xác định các nhân tố tác động tới cơ cấu nguồn vốn của các công ty xi măng niêm yết ở Việt Nam với biến phụ thuộc là hệ số nợ. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở số liệu bảng với mẫu gồm 9 công ty xi măng niêm yết giai đoạn 2010- 2017. | QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Nhân tố tác động đến cơ cấu nguồn vốn của các công ty xi măng niêm yết ở Việt Nam Lê Thị Nhung Ngày nhận: 29/11/2018 Ngày nhận bản sửa: 16/12/2018 Ngày duyệt đăng: 26/12/2018 Nhận diện và định lượng các nhân tố tác động tới cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp luôn là một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạch định chính sách huy động vốn mà mỗi doanh nghiệp đều hướng tới. Bài viết xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm xác định các nhân tố tác động tới cơ cấu nguồn vốn của các công ty xi măng niêm yết ở Việt Nam với biến phụ thuộc là hệ số nợ. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở số liệu bảng với mẫu gồm 9 công ty xi măng niêm yết giai đoạn 2010- 2017. Mô hình gộp bình phương tối thiểu thông thường, mô hình hồi quy tác động cố định và mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên được sử dụng. Các kiểm định lựa chọn mô hình đã cho thấy mô hình hồi quy tác động cố định phù hợp hơn cả trong nghiên cứu này. Những nhân tố được xác định có tác động đến cơ cấu nguồn vốn của các công ty xi măng niêm yết gồm: Quy mô doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, khả năng tăng trưởng, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời. Trong đó, nhân tố quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều và mạnh nhất tới cơ cấu nguồn vốn. Kết quả nghiên cứu cơ bản phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trước đó và với đặc thù hoạt động của các doanh nghiệp xi măng Việt Nam. Nghiên cứu đưa ra những gợi ý đối với các công ty xi măng niêm yết ở Việt Nam trong chính sách huy động vốn. Từ khóa: Cơ cấu nguồn vốn, dữ liệu bảng, nhân tố tác động, xi măng 1. Giới thiệu động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Quyết định cơ cấu nguồn vốn là một trong những quyết định tài chính quan trọng của các nhà quản trị tài chính. Một quyết định sai lầm về cơ cấu nguồn vốn có thể khiến DN rơi vào khủng hoảng tài chính, thậm chí là phá sản. Do đó, để ơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của các nguồn vốn nợ và nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp (DN) huy © Học viện Ngân .