Bài viết này nhằm nghiên cứu tác động của RRTD đến hiệu quả hoạt động (HQHĐ) thông qua các chỉ tiêu: Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA- return on assets), lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE- return on equity), hiệu quả kỹ thuật (HQKT), hiệu quả kỹ thuật thuần (HQKTT), hiệu quả quy mô (HQQM) bằng mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, FGLS. | QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam Huỳnh Thị Hương Thảo Ngày nhận: 11/12/2018 Ngày nhận bản sửa: 18/12/2018 Ngày duyệt đăng: 25/03/2019 Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là nghiệp vụ đem lại lợi nhuận chủ yếu nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Đây là loại rủi ro chủ yếu của ngân hàng trong kinh doanh nên ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng (NH). Bài viết này nhằm nghiên cứu tác động của RRTD đến hiệu quả hoạt động (HQHĐ) thông qua các chỉ tiêu: Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA- return on assets), lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE- return on equity), hiệu quả kỹ thuật (HQKT), hiệu quả kỹ thuật thuần (HQKTT), hiệu quả quy mô (HQQM) bằng mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, FGLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy RRTD có tác động ngược chiều đến HQHĐ, từ đó tác giả đề xuất giải pháp hạn chế RRTD nhằm nâng cao HQHĐ của các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN). Từ khóa: rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại, hiệu quả hoạt động 1. Giới thiệu quốc tế và khủng hoảng tài chính. Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng tạo nên nguồn thu nhập chủ yếu của NH, vì thế RRTD tác động đến HQHĐ của NHTM và sự ổn định của NH (Segoviano và Goodhart, 2009). RRTD gây tổn thất về tài sản cho NH, nếu RRTD ở mức cao, không sớm được hạn chế sẽ dẫn tới hàng loạt các ảnh hưởng xấu. Những tổn thất thường gặp là mất mát khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản làm giảm uy tín rong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng, việc đánh giá HQHĐ của các ngân hàng thương mại (NHTM) không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các NH mà còn có ý nghĩa đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho các NH hoạt động tốt hơn. RRTD xuất hiện một cách khách quan trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập © Học viện Ngân