Bài viết tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của các hệ thống thanh toán qua ngân hàng ở Việt Nam trong những năm qua, bao gồm: Sự tham gia của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, thực trạng kết quả hoạt động của các hệ thống thanh toán qua ngân hàng, kết quả hoạt động thanh toán trong nền kinh tế trong các năm 2014- 2017 và những hạn chế. | CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp Lê Văn Hải Ngày nhận: 26/11/2018 Ngày nhận bản sửa: 11/12/2018 Ngày duyệt đăng: 26/12/2018 Bài viết tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của các hệ thống thanh toán qua ngân hàng ở Việt Nam trong những năm qua, bao gồm: sự tham gia của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng; thực trạng kết quả hoạt động của các hệ thống thanh toán qua ngân hàng; kết quả hoạt động thanh toán trong nền kinh tế trong các năm 2014- 2017 và những hạn chế. Bài viết đưa ra khuyến nghị 3 nhóm giải pháp: Đối với Chính phủ và các Bộ Ngành có liên quan; đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN); đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, nhằm tiếp tục phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới. Từ khóa: phát triển hệ thống, thanh toán qua ngân hàng, thực trạng và giải pháp 1. Các hệ thống thanh toán qua ngân hàng ở Việt Nam . Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng gân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vừa là cơ quan quản lý Nhà nước © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X về hoạt động thanh toán. Các NHTM, tổ chức tín dụng (TCTD) phi NH hay các tổ chức khác không phải là TCTD được NHNN cho phép thực hiện công tác thanh toán. Các NHTM và các tổ chức này hoạt động theo luật pháp dưới sự chỉ đạo và quản lý của NHNN. Đến nay, hoạt động thanh toán tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực; cơ sở hạ tầng thanh toán được cải thiện, nâng cấp; các dịch vụ và 8 phương tiện thanh toán mới, hiện đại được nghiên cứu, ứng dụng trong thực tế. Đến 31/12/2017, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) có 98 thành viên, 211 đơn vị thành viên (chưa bao gồm NHNN), trong đó có 62 thành viên và 208 đơn vị thành viên tham gia Tiểu hệ thống giá trị thấp .