Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp định lượng với mẫu nghiên cứu là 30 ngân hàng thương mại (NHTM) trong giai đoạn 2012- 2017, để kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố thuộc cấu trúc sở hữu vốn (CTSHV) đến hiệu quả kinh tế của NHTM. Kết quả cho thấy có 2 biến tác động, trong đó tỷ lệ sở hữu của các cổ đông Nhà nước có tác động ngược chiều trong khi tỷ lệ sở hữu của các cổ đông nước ngoài tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh tế của NHTM. | QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Cấu trúc sở hữu vốn tác động đến hiệu quả kinh tế- bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Trần Quốc Thịnh Ngày nhận: 09/07/2018 Ngày nhận bản sửa: 05/08/2018 Ngày duyệt đăng: 24/08/2018 Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp định lượng với mẫu nghiên cứu là 30 ngân hàng thương mại (NHTM) trong giai đoạn 2012- 2017, để kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố thuộc cấu trúc sở hữu vốn (CTSHV) đến hiệu quả kinh tế của NHTM. Kết quả cho thấy có 2 biến tác động, trong đó tỷ lệ sở hữu của các cổ đông Nhà nước có tác động ngược chiều trong khi tỷ lệ sở hữu của các cổ đông nước ngoài tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh tế của NHTM. Từ kết quả này, tác giả gợi ý các nhà quản trị NHTM cần quan tâm thu hút đầu tư nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cần quan tâm xem xét mở rộng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên cơ sở những qui định của pháp luật để tạo điều kiện thu hút nguồn lực để phát triển kinh tế, ngoài ra cơ quan quản lý Nhà nước cần có chủ trương chính sách đẩy mạnh cổ phần hóa, nhằm phù hợp với xu hướng nền kinh tế thị trường. Từ khóa: cấu trúc sở hữu vốn, lợi nhuận, ngân hàng thương mại 1. Giới thiệu quốc gia ngày càng được mở rộng và phát triển. Đây là cơ hội cho NHTM Việt Nam tận dụng những lợi thế, tiềm năng để thu hút nguồn lực tài chính, mở rộng hợp tác kinh doanh, giao thương kinh tế góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Để đạt được những ích lợi đó thì việc gia tăng hiệu quả kinh tế NHTM đóng vai trò quan trọng bởi chức năng tạo tiền, trung gian tài chính làm cầu nối để tạo nguồn vốn dồi dào cho các doanh nghiệp. Quá trình thực rong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam đã tham gia các tổ chức kinh tế thế giới như WTO năm 2006, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2018. Điều này đã tạo dựng một cơ chế tự do hóa tài chính giữa các © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 48 Tạp chí Khoa học & Đào tạo