Bài nghiên cứu này sẽ phân tích các cơ hội cũng như những thách thức có thể làm thay đổi cục diện ngành quản lý gia sản Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách. | CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Cơ hội và thách thức của ngành quản lý gia sản tại Việt Nam Trần Thị Xuân Anh Ngô Thị Hằng Ngày nhận: 16/07/2018 Ngày nhận bản sửa: 06/08/2018 Ngày duyệt đăng: 24/08/2018 Quản lý gia sản (Wealth management) là loại hình dịch vụ tài chính cá nhân xuất hiện từ những năm 1990, được cung cấp bởi các ngân hàng thương mại (NHTM), công ty bảo hiểm và ngân hàng đầu tư cho các tầng lớp cá nhân có thu nhập cao của xã hội. Các tổ chức tài chính này cung cấp chuỗi dịch vụ khép kín cho vòng đời của một con người, thậm chí của cả một gia tộc bao gồm quản lý thu nhập- chi phí, tư vấn lập kế hoạch tài chính, đầu tư, bảo hiểm, hưu trí, thừa kế và quản lý thuế. Ngày nay, sự gia tăng về thu nhập của nhiều tầng lớp dân cư tại nhiều quốc gia đã hình thành nên một tầng lớp người giàu, làm cơ sở thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ngành quản lý gia sản, trong đó có Việt Nam. Tạp chí Forbes (2013) đánh giá Việt Nam là khu vực có nhiều người giàu tự thân nhờ sự tăng trưởng của các ngành bán lẻ, công nghệ, bất động sản và tài chính. Điều này tạo ra cơ hội rất lớn cho ngành quản lý gia sản tăng trưởng mạnh trong tương lai. Tuy nhiên dưới sự tác động của các yếu tố thị trường, nhà đầu tư, nhà cung ứng dịch vụ, công nghệ, ngành quản lý gia sản cũng được dự báo sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Bài nghiên cứu này sẽ phân tích các cơ hội cũng như những thách thức có thể làm thay đổi cục diện ngành quản lý gia sản Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách. Từ khoá: Quản lý gia sản, tài chính cá nhân, cá nhân giàu có 1. Giới thiệu ngành quản lý gia sản toàn cầu Trong lĩnh vực tư vấn tài chính nói chung, thường xuất hiện hai thuật ngữ gây nhầm © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X lẫn cho nhà đầu tư: (1) Quản lý tài sản (Asset Management) và (2) Quản lý gia sản (Wealth Management). Về cơ bản, quản lý tài sản là dịch vụ tài chính trong đó các công ty 12 cung cấp dịch vụ tài chính sẽ chỉ tham gia vào hoạt