Tuổi thọ trung bình của con người đang ngày một tăng cao do điều kiện y tế được cải thiện, chế độ dinh dưỡng đầy đủ hơn và mức sống cao hơn. Bên cạnh mặt tích cực, tuổi thọ trung bình tăng cao cũng đặt ra vấn đề rủi ro trường thọ (longevity risk)- đó là sự không chắc chắn xung quanh mức kỳ vọng/dự báo mà tuổi thọ trong tương lai sẽ tăng. | CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Ảnh hưởng của rủi ro trường thọ đối với Việt Nam Trần Thị Xuân Anh Trần Đức Lương Nguyễn Việt Hà Mai Thu Trang Ngày nhận: 09/07/2018 Ngày nhận bản sửa: 18/07/2018 Ngày duyệt đăng: 24/07/2018 Tuổi thọ trung bình của con người đang ngày một tăng cao do điều kiện y tế được cải thiện, chế độ dinh dưỡng đầy đủ hơn và mức sống cao hơn. Bên cạnh mặt tích cực, tuổi thọ trung bình tăng cao cũng đặt ra vấn đề rủi ro trường thọ (longevity risk)- đó là sự không chắc chắn xung quanh mức kỳ vọng/dự báo mà tuổi thọ trong tương lai sẽ tăng. Điều này đặt ra mối đe doạ nghiêm trọng về tài chính cho các cá nhân, hệ thống hưu trí, các công ty bảo hiểm xã hội, chính phủ khi chưa có sự chuẩn bị kỹ càng các nguồn lực nhằm chăm sóc sức khoẻ cũng như đảm bảo an sinh xã hội cho phần tuổi thọ dân số tăng ngoài kỳ vọng. Do đó, mỗi quốc gia cần nhận diện và đánh giá đầy đủ những rủi ro này nhằm đưa ra những giải pháp đồng bộ, đảm bảo an toàn cho hệ thống an sinh xã hội cũng như ổn định hệ thống tài chính quốc gia, đặc biệt ở những nước mà các hệ thống này còn tồn tại nhiều yếu kém. Từ khoá: Rủi ro trường thọ, Tác động tài chính, Hệ thống an sinh xã hội, Ổn định tài chính quốc gia. 1. Rủi ro trường thọ và ảnh hưởng đối với mỗi quốc gia ủi ro trường thọ là rủi ro mà các cá nhân sống lâu hơn so với kỳ vọng, do đó chưa chuẩn bị đủ nguồn thu nhập để đảm bảo cho phần thời gian sống © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X kéo dài hơn này. Rủi ro trường thọ gồm có rủi ro trường thọ cá biệt và rủi ro trường thọ hệ thống. Loại hình thứ nhất xảy ra trong trường hợp những người sẽ chết sau ngưỡng tuổi thọ trung bình. Loại hình thứ hai xảy ra do sự tiến bộ về y học hoặc môi trường sống, hoặc các yếu tố khác làm cải 20 thiện đáng kể tuổi thọ trung bình của con người nhưng không thể dự đoán chắc chắn trong tương lai (Milevsky, 2006). Về cơ bản, khi nói đến rủi ro trường thọ, người ta thường hàm định theo loại thứ hai và độ lệch chuẩn (standard deviation)