Một vài nhận xét về mối quan hệ giữa chúa Nguyễn Ánh - vua Gia Long với người Khmer Nam Bộ

Bài viết tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra một số nhận xét về mối quan hệ mật thiết giữa chúa Nguyễn Ánh - vua Gia Long với người Khmer ở Nam Bộ. | 62 Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚA NGUYỄN ÁNH - VUA GIA LONG VỚI NGƯỜI KHMER NAM BỘ Lâm Văn Rạng * Lâm Quang Chắn ** Tóm tắt Trong quá trình khai phá vùng Đồng bằng sông Cửu Long (còn gọi là Nam Bộ), cộng đồng người Khmer1 có vai trò quan trọng. Họ không chỉ là lớp người đầu tiên đến khai phá, lập thành phum sróc, làng, ấp mà còn có những đóng góp to lớn về nhân lực, vật lực, tài lực cho sự nghiệp “trung hưng” của chúa Nguyễn Ánh (cuối thế kỷ XVIII) cũng như xây dựng và quản lý đất nước của vua Gia Long (đầu thế kỷ XIX). Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra một số nhận xét về mối quan hệ mật thiết giữa chúa Nguyễn Ánh - vua Gia Long với người Khmer ở Nam Bộ. Từ khóa: Chúa Nguyễn Ánh, Vua Gia Long, người Khmer Nam Bộ. Abstract During the reclamation of the area of the Mekong River Delta (the South of Viet Nam), Khmer community plays an important role. They not only established villages but also contributed greatly to human, material and financial resources for the restoration of Nguyen Anh Lord (at the end of XVIII) as well as building and managing the nation of Gia Long King (at the beginning of XIX). This paper is to study and remark the close relation between Nguyen Anh Lord-Gia Long King and Khmer in the South of Viet Nam. Key words: Nguyen Anh Lord, Gia Long King, the Southern Khmer 1. Đặt vấn đề Người Khmer là cộng đồng dân cư đến khai phá vùng Đồng bằng sông Cửu Long sớm nhất, vì “cuối thế kỷ XV, những phum sróc Khmer đã được hình thành và ổn định. Những vùng cư trú tập trung dân số người Khmer đã xuất hiện”2. Sau đó, địa bàn cư trú của người Khmer ngày càng được mở rộng: từ vùng trung tâm ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Giồng Riềng, Tri Tôn tỏa đi theo hai hướng. Hướng thứ nhất theo vùng duyên hải Hà Tiên, Rạch Giá và Cà Mau phát triển rộng ra. Hướng thứ hai từ vùng Tiền Giang, Đồng Tháp đi về những vùng đất mới đã khai khẩn3. Điều đó chứng tỏ rằng, người Khmer sinh sống và phân bố rộng khắp các .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.