Vấn đề ăn uống hàng ngày là nhu cầu cấp bách và không thể thiếu được. Để chạy theo lợi nhuận các nhà sản xuất đã vô tình hay cố ý cho thêm các phụ gia ngoài luồng vào thực phẩm (như phẩm màu công nghiệp, đường hoá học,.) hoặc làm nhiễm độc cho thực phẩm do điều kiện vệ sinh kém. Và kèm theo đó vấn đề về việc quản lý và kiểm tra chất lượng thực phẩm là rất cần thiết và được đưa ra bàn luận, phần 1 giáo trình đưa tới bạn đọc 3 nội dung như sau: Chất lượng thực phẩm, hoạt động quản lý và kiểm tra chất lượng, kỹ thuật kiểm tra thống kê. | LỜI NÓI ĐẦU 1. Vệ sinh, an toàn thực phẩm và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Vấn đề ăn uống hàng ngày là nhu cầu cấp bách và không thể thiếu được. Từ xưa người ta đã biết rằng, vấn đề ăn uống có liên quan nhiều tới việc chữa bệnh và giữ gìn sức khoẻ. Tuy nhiên nguồn thực phẩm mà con người dùng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ không đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng thực phẩm, về vệ sinh an toàn, nhất là trong cơ chế thị trường như hiện nay. Để chạy theo lợi nhuận các nhà sản xuất đã vô tình hay cố ý cho thêm các phụ gia ngoài luồng vào thực phẩm (như phẩm màu công nghiệp, đường hoá học, .vv ) hoặc làm nhiễm độc cho thực phẩm do điều kiện vệ sinh kém. Người tiêu dùng khi ăn phải các loại thực phẩm này, sau vài giờ sẽ xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc: nôn mửa, sốt hoặc những hội chứng thần kinh, tim mạch, .vv Qua nghiên cứu cho thấy 70% trường hợp tiêu chảy có liên quan tới thực phẩm ô nhiễm. Các nhân tố gây bệnh đường tiêu hoá như Salmonella typhi, Shigellaspp hiện nay vẫn tồn tại. Nhiễm Listeria liên quan đến sẩy thai hoặc thai chết lưu .vv Mối liên quan giữa thực phẩm nhiễm khuẩn và tiêu chảy cũng đã được xác định rõ. Ví dụ thức ăn bổ xung bị ô nhiễm bởi vi khuẩn nhóm là nguyên nhân chính tiêu chảy ở trẻ em. Việc phòng chống các bệnh do ăn uống gây ra là quan trọng vì các bệnh này có thể gây ra tình trạng suy nhược. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh ngộ độc cấp tính mà còn là các bệnh mãn tính do tích luỹ các chất độc hại. Kim loại nặng có thể nhiễm vào thực phẩm từ bao bì vật liệu chứa đựng, nước thải công nghiệp để tưới rau, nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt là các hợp chất có nhân thơm đa vòng, độc tố vi nấm như Aflatoxin trong đậu, lạc mốc, gây ung thư. Nhiều nước đã có luật chống hàng giả, qui định sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, nội tiết tố, kháng sinh và các chất hoá học nhân tạo khác. Nhiều thực phẩm có chứa các độc tố tự nhiên như nấm độc Gyromita, chất Solanin trong khoai tây mọc mầm, Cyanogen glucosid có trong sắn, .