Ứng dụng phương pháp “Gắn nội dung giảng dạy vào thực tiễn và kết hợp giáo dục tư tưởng qua bộ môn” nhằm: Phát huy thái độ chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập; giúp các em luôn nhận định kiến thức không phải là cái có sẵn và không thể chủ động tìm đến người học, muốn có được kiến thức, tri thức người học phải trải qua quá trình tìm hiểu, đầu tư và phải biết vượt khó trong mọi hoàn cảnh. | -1- PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lịch sử Việt Nam là lịch sử của các cuộc đấu tranh, đấu tranh với thiên nhiên, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. để có được một Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất. Trong giai đoạn hiện nay độc lập dân tộc là của nhân dân, mọi quyền lợi đều thuộc về nhân dân. Nhằm đảm bảo quyền dân chủ cho mọi công dân cũng như phát huy sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực Đảng và Nhà nước ta đã đề ra rất nhiều đường lối, chủ trương, chính sách. Trong đó xác định giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Theo nhu cầu đổi mới toàn diện của nền giáo dục hiện nay, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng đơn vị kiến thức của bộ môn là vấn đề cơ bản không thể thiếu của sự nghiệp giáo dục. Cùng với các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy tôi đã lựa chọn phương pháp “Gắn nội dung giảng dạy vào thực tiễn và kết hợp giáo dục tư tưởng qua bộ môn” ở một số đơn vị kiến thức của chương trình GDCD trung học phổ thông. Học đi đôi với hành là mục tiêu quan trọng của sự nghiệp giáo dục. Chúng ta không thể đưa vào chương trình một lượng kiến thức vừa mới, vừa khó để nâng cao trình độ học sinh bắt nhịp cùng thời đại. Trong quá trình dạy và học, học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời là cơ sở của quá trình nhận thức cao hơn. Do yêu cầu giảng dạy của bộ môn đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc các kênh thông tin từ thực tiễn kết hợp với lồng ghép giáo dục tư tưởng đúng thời điểm cũng như khi có cơ hội. Thông qua ví dụ, hình ảnh minh họa thiết thực, sinh động, ít nhiều sẽ làm cho người học không nhàm chán, nặng nề và không cảm thấy kiến thức trong sách vở tồn tại ở dạng lý thuyết; mà trái lại liên hệ thực tiễn đạt hiệu quả luôn thu hút được sự hiếu kỳ, chủ động tìm đến kiến thức, nắm bắt kiến thức, có thể áp dụng một phần kiến thức nào đó đã học vào cuộc sống của bản thân khi cần thiết. -2- II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1/ Phạm vi nghiên cứu: “Gắn nội dung giảng dạy