Sáng kiến kinh nghiệm: Để học sinh hứng thú hơn trong giờ học và kiểm tra môn ngữ văn

Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm này là đưa ra một số giải pháp đơn giản tích cực, có thể áp dụng với bất kỳ đối tượng học sinh trong mọi hoàn cảnh để làm tăng khả năng yêu thích môn văn cho học sinh và người dạy. | 1 ĐỂ HỌC SINH HỨNG THÚ HƠN TRONG GIỜ HỌC VÀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN A – Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông đều có tầm quan trọng riêng của nó. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng: môn văn không chỉ là một môn học đáp ứng về kiến thức phổ thông mà nó còn là môn học có thể vận dụng triệt để vào đời sống thực tế lẫn tâm tư tình cảm của con người. Về mặt lý thuyết là như thế nhưng thật chất hiện nay tầm quan trọng ấy của môn ngữ văn ngày càng bị lãng quên bởi cả những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Thứ nhất là phương pháp dạy văn. Đi kèm với sự phát triển của công nghệ thông tin là việc ứng dụng nó một cách rập khuôn sáo rỗng của giáo viên. Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp theo hướng tích cực để học sinh tự khám phá và làm chủ kiến thức. Giáo viên không thể là một đạo diễn tài ba khi tự mình đảm nhận thêm vai trò là diễn viên trên bụt giảng, và lúc đó học sinh sẽ là những khán giả ngoan ngoãn xem hết chương trình nhưng không có quyền nhận xét kịch bản cũng như diễn xuất của diễn viên. Những việc như thế cứ lặp đi lặp từ năm này sang năm khác dẫn đến một hệ lụy là học sinh ngày càng ngán ngẫm dẫn đến chán ghét môn văn. Nếu những diễn viên – giáo viên phát hiện ra thái độ tiêu cực của những khán giả - học sinh như thế sẽ không còn hứng thú với việc soạn và chuẩn bị những giáo án và tiết dạy cho thật hấp dẫn. Từ đó, tầm quan trọng cốt lỗi của môn ngữ văn dần bị lãng quên bởi những con người từng yêu tha thiết môn học này. Với việc chọn đề tài nghiên cứu “Để học sinh hứng thú hơn trong giờ học và kiểm tra môn ngữ văn”, tôi hy vọng rằng sẽ có những khám phá mới mẽ có thể áp dụng vào thực tiễn để người học lẫn người dạy thêm yêu thích môn văn. 2. Phạm vi đề tài Đối tượng chủ yếu mà đề tài này nghiên cứu là các phương pháp giảng dạy tích cực nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong dạy học văn. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là chương trình Ngữ văn lớp 10 và 11 – THPT. 2 3. Lịch sử vấn đề Có .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.