Xây dựng quy trình thâm canh phù hợp cho giống lúa PC26 tại các tỉnh phía Bắc

Nội dung bài viết trình bày về giống lúa PC26 được Viện Cây lương thực và CTP chọn lọc bằng phương pháp phân lập cá thể từ quần thể giống nhập nội. PC26 là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (105-110 ngày trong vụ mùa, 135-140 ngày trong vụ Xuân), cứng cây, bộ lá gọn uốn lòng mo, đứng cứng; bông to, hạt tròn xếp rất xít, hạt gạo trong, ít bạc bụng. Giống lúa PC26 ít nhiễm bệnh đạo ôn và bạc lá, khả năng chịu rét và chống đổ tốt, giống có khả năng thâm canh cao, có thể bố trí trên các chân đất vàn và vàn cao, thích hợp gieo cấy trong trà Xuân sớm và mùa muộn. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai XÂY DỰNG QUY TRÌNH THÂM CANH PHÙ HỢP CHO GIỐNG LÚA PC26 TẠI CÁC TỈNH PHÍA BẮC Đỗ Năng Vịnh, Hà Thị Thúy, Nguyễn Trọng Khanh, Phạm Văn Tính Viện Di Truyền Nông nghiệp, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm TÓM TẮT Giống lúa PC26 được Viện Cây lương thực và CTP chọn lọc bằng phương pháp phân lập cá thể từ quần thể giống nhập nội. PC26 là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (105-110 ngày trong vụ Mùa, 135-140 ngày trong vụ Xuân), cứng cây, bộ lá gọn uốn lòng mo, đứng cứng; bông to, hạt tròn xếp rất xít, hạt gạo trong, ít bạc bụng. Giống lúa PC26 ít nhiễm bệnh đạo ôn và bạc lá, khả năng chịu rét và chống đổ tốt, giống có khả năng thâm canh cao, có thể bố trí trên các chân đất vàn và vàn cao, thích hợp gieo cấy trong trà Xuân sớm và Mùa muộn. Năng suất trong vụ xuân đạt ổn định 70-75 tạ/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt trên 75 tạ/ha; vụ mùa đạt 60-65 tạ/ha. Chất lượng cơm mềm dẻo, dính, đậm cơm và ngon. Tuy nhiên hạn chế của giống là chưa đưa ra được các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đúng quy trình dẫn đến chất lượng, năng suất của giống chưa xứng với tiềm năng của giống. Từ khóa: PC26, Quy trình thâm canh I. ĐẶT VẤN ĐỀ . Phương pháp nghiên cứu Trong chương trình chọn giống lúa ở nước ta, nhiều năm qua chủ yếu tập tập trung vào hướng chọn tạo các giống lúa thuộc loài phụ indica- các giống có dạng hạt dài và hàm lượng amylose tương đối cao. Trong những năm từ 2001 đến nay, mới có một số đề tài nghiên cứu chọn tạo giống lúa đặc sản, trong đó có đề cập đến loại lúa japonica. Thí nghiệm 1: Xác định thời vụ và phương thức làm mạ thích hợp cho quá trình canh tác giống lúa PC26 Các giống lúa thuộc loài phụ japonica có nhiều đặc tính sinh học khác với các giống trong loại phụ indica đặc biệt là các chỉ tiêu chất lượng gạo như tỷ lệ các loại gạo cao hàm lượng amylose thấp hoặc trung bình, độ bền gen dài. Thực tế thị hiếu tiêu dùng hiện nay đang mở ra triển vọng không nhỏ cho việc thay đổi cơ cấu giống lúa chất lượng mà

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.