Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học sâu đục trái bưởi Citripestis sagittiferella moore (Lepidoptera: Pyralidae) tại Tiền Giang

Đề tài tiến hành nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đục trái bưởi Citripestis sagittiferella được tiến hành từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 09 năm 2014 tại Viện Cây ăn quả miền Nam và tại xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Kết quả ghi nhận thành trùng sâu đục trái bưởi Citripestis. sagittiferella có màu vàng xám đến nâu đậm. Con đực có râu hình răng lược còn con cái có râu hình sợi chỉ. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC SÂU ĐỤC TRÁI BƯỞI Citripestis sagittiferella Moore (Lepidoptera: Pyralidae) TẠI TIỀN GIANG Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Thành Hiếu Viện Cây ăn quả miền Nam TÓM TẮT Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đục trái bưởi Citripestis sagittiferella được tiến hành từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 09 năm 2014 tại Viện Cây ăn quả miền Nam và tại xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Kết quả ghi nhận thành trùng sâu đục trái bưởi Citripestis sagittiferella có màu vàng xám đến nâu đậm. Con đực có râu hình răng lược còn con cái có râu hình sợi chỉ. Trứng có hình oval, màu trắng hơi phồng lên rồi chuyển sang màu hồng. Ấu trùng có 4 tuổi. Nhộng có màu vàng nâu sau đó chuyển dần sang màu nâu đen. Vòng đời của sâu đục trái bưởi kéo dài 28,5-38,5 ngày. Từ khóa: Cây bưởi, sâu đục trái bưởi Citripestis sagitiferella. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bưởi là loại cây có múi, có vùng phân bố rộng và thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau từ nhiệt đới cho đến á nhiệt đới. Tại các tỉnh phía Nam diện tích trồng cây có múi là 86,039 ha, sản lượng đạt trên 985,893 tấn (Cục trồng trọt 2011). Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, bưởi còn có giá trị về dược liệu nên được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời có nhiều lợi thế vượt trội hơn về thời gian tồn trữ sau thu hoạch, khả năng vận chuyển và giá cả tương đối ổn định nên có tiềm năng xuất khẩu mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Mặc dù cây bưởi có nhiều triển vọng nhưng những năm gần đây tình hình sản xuất bưởi ở các tỉnh phía Nam gặp nhiều khó khăn do sự thay đổi khắc nghiệt của điều kiện khí hậu tình hình dịch hại ngày càng trở nên phức tạp, trong đó sâu đục trái bưởi là đối tượng được quan tâm nhất trong sản xuất bưởi hiện nay, do đây là loài dịch hại mới, gây hại nghiêm trọng đến phẩm chất và năng suất của bưởi. Đến nay loài sâu hại này đã gây hại nặng cho nhiều diện tích bưởi ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.