Một số kết quả của dự án khuyến nông: Xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm hồ tiêu tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Bài viết đề cập về việc xây dựng các mô hình phòng trừ tổng hợp (PTTH) bệnh chết nhanh và bệnh váng lá chết chậm hồ tiêu đã được thực hiện ở các tỉnh trồng tiêu thuộc khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ từ năm 2015. Trong các mô hình, các giải pháp quản lý tổng hợp bệnh hại hồ tiêu đã được áp dụng toàn diện và đồng bộ theo giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây được, điều kiện thời tiết và mức độ gây hại của bệnh. Cây tiêu trong các vườn mô hình sinh trưởng phát triển tốt. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM    MỘT SỐ KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG: “XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP BỆNH CHẾT NHANH, BỆNH CHẾT CHẬM HỒ TIÊU TẠI TÂY NGUYÊN VÀ ĐÔNG NAM BỘ” Nguyễn Văn Liêm1, Lê Thu Hiền1, Hà Minh Thanh1, Phạm Ngọc Dung1, Nguyễn Thị Chúc Quỳnh1 1 Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Việc xây dựng các mô hình phòng trừ tổng hợp (PTTH) bệnh chết nhanh và bệnh váng lá chết chậm hồ tiêu đã được thực hiện ở các tỉnh trồng tiêu thuộc khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ từ năm 2015. Trong các mô hình, các giải pháp quản lý tổng hợp bệnh hại hồ tiêu đã được áp dụng toàn diện và đồng bộ theo giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây được, điều kiện thời tiết và mức độ gây hại của bệnh. Cây tiêu trong các vườn mô hình sinh trưởng phát triển tốt. Hiệu quả phòng trừ nấm Phytophthora spp., gây bệnh chết nhanh đạt từ 69,2 đến 100%, nấm Fusarium sp. đạt từ 55,5 đến 86,1%; hiệu quả phòng trừ tuyến trùng trong đất đạt 53,5 đến 83,7%, tuyến trùng trong rễ đạt từ 53,2 to 79,9%. Năng suất và lợi nhuận của vườn mô hình cao hơn đối chứng lần lượt tương ứng là 18 đến 22% và 17,7 đến 22,3%. Thu nhập của người trồng tiêu tăng khoảng đến đồng/ha . Từ khóa: Bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, hồ tiêu, hiệu quả, phòng trừ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay bệnh chết nhanh và bệnh chết chậm trên hồ tiêu đang gây thành dịch lớn và gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất hồ tiêu ở các tỉnh trồng hồ tiêu thuộc khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Đặc biệt, tại tỉnh Gia Lai, bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm đã hủy diệt nhiều vườn tiêu, thậm trí có những địa phương đứng trước nguy cơ xóa sổ cây hồ tiêu. Việc phòng trừ có hiệu quả và bền vững bệnh chết nhanh, chết chậm hồ tiêu đang là đòi hỏi cấp bách của sản xuất (Nguyễn Thị Chúc Quỳnh và nnk, 2014, 2015; Viện Bảo vệ thực vật, 2014, 2015). Biện pháp chủ yếu trong phòng trừ các bệnh này hiện nay ở các vùng trồng tiêu vẫn là sử dụng thuốc hóa học. Tác nhân gây các bệnh hại tiêu này .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.