Đề tài "Nghiên cứu liên kết trên toàn hệ gen (Gwas - genome wide association study): Tiềm năng ứng dụng và những thách thức trong nghiên cứu chọn tạo giống lúa (Oryza sativa)" này, tác giả thảo luận về nguyên lý, tiềm năng ứng dụng, cũng như những thách thức khi sử dụng GWAS trong các nghiên cứu tìm kiếm QTL và gen tiềm năng áp các chương trình chọn tạo giống | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai NGHIÊN CỨU LIÊN KẾT TRÊN TOÀN HỆ GEN (GWAS – GENOME WIDE ASSOCIATION STUDY): TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA (Oryza sativa) Tạ Kim Nhung1,2, Khổng Ngân Giang1, Phùng Thị Phương Nhung1, Lê Huy Hàm1, Đỗ Năng Vịnh1 , Stephane Jouannic1,3 1. Phòng thí nghiệm hợp tác Việt Pháp - Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ tế bào thực vật, Viện Di truyền Nông Nghiệp 2. Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) 3. IRD, UMR-DIADE, LMI RICE, Hanoi, Vietnam TÓM TẮT Trong một thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc giải trình tự gen và xây dựng bản đồ điểm đa hình đơn nucleotide (SNP) có độ phân giải cao đã làm sáng tỏ nhiều yếu tố di truyền ở nhiều loại cây trồng, đặc biệt là ở cây lúa (Oryza sativa). Đối với các tính trạng nông học phức tạp như năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu của một quần thể lúa thì nghiên cứu liên kết trên toàn hệ gen (GWAS – Genome Wide Association Study) là công cụ vô cùng hữu hiệu. GWAS cung cấp cái nhìn đầu tiên, sâu sắc về các tính trạng nông học trong mối tương quan với kiểu gen, qua đó cung cấp một số lượng lớn các locus tính trạng số lượng (QTL) và gen tiềm năng cho các nghiên cứu tiếp theo. Trong tổng quan này, chúng tôi sẽ thảo luận về nguyên lý, tiềm năng ứng dụng, cũng như những thách thức khi sử dụng GWAS trong các nghiên cứu tìm kiếm QTL và gen tiềm năng áp dụng cho các chương trình chọn tạo giống. Từ khóa: Oryza sativa, GWAS, năng suất, tính kháng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Là một trong những cây lương thực quan trọng bậc nhất trên thế giới, những hiểu biết về cơ chế di truyền liên quan đến sự sinh trưởng, phát triển, chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường và đa dạng hình thái của cây lúa châu Á (Oryza sativa) có ý nghĩa lớn trong việc bảo đảm an ninh lương thực. Trong số các ứng dụng công nghệ sinh học được áp dụng trong nhiều thập kỷ qua (nuôi cấy bao phấn, ưu thế lai, gây đột biến, cây trồng .