Ứng dụng chỉ thị phân tử chọn lọc cá thể BC1F1 (tổ hợp lai KD18/KC25) mang QTL/gen tăng số hạt trên bông và có nền di truyền cao nhất giống nhận gen

Nội dung bài viết trình bày rằng việc nghiên cứu chọn tạo ra các dòng/giống lúa năng suất là việc làm cấp bách và cần thiết. Chọn giống nhờ chỉ thị phân tử kết hợp lai trở lại (MABC) là phương pháp hữu hiệu để lai chuyển các QTL hoặc gen vào dòng/giống ưu tú. Trong nghiên cứu này, nhờ ứng dụng MABC, đã lai chuyển thành công QTL/gen quy định tính trạng tăng số hạt trên bông từ dòng cho gen (KC25) vào giống nhận gen (Khang dân 18). | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  ỨNG DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ CHỌN LỌC CÁ THỂ BC1F1 (TỔ HỢP LAI KD18/ KC25) MANG QTL/GEN TĂNG SỐ HẠT TRÊN BÔNG VÀ CÓ NỀN DI TRUYỀN CAO NHẤT GIỐNG NHẬN GEN Nguyễn Thị Thúy Anh1, Trần Trung1, Khuất Hữu Trung2, Lê Hùng Lĩnh2, Tạ Hồng Lĩnh2, Hoàng Kim Thành2, Thân Thị Thành2, Nguyễn Như Toản3, Nguyễn Thị Loan2, Trần Đăng Khánh2 (1) Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, (3)Trường Đại học Sư phạm 2, (2) Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Lúa (Oryza sativa L) là cây lương thực quan trọng của nước ta và là nguồn lương thực chính của nhiều nước trên thế giới. Trước những ảnh hưởng cực đoan từ biến đổi khí hậu, áp lực dân số ngày một tăng cùng với quỹ đất trồng lúa bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa đã ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lúa. Do vậy, việc nghiên cứu chọn tạo ra các dòng/giống lúa năng suất là việc làm cấp bách và cần thiết. Chọn giống nhờ chỉ thị phân tử kết hợp lai trở lại (MABC) là phương pháp hữu hiệu để lai chuyển các QTL hoặc gen vào dòng/giống ưu tú. Trong nghiên cứu này, nhờ ứng dụng MABC, đã lai chuyển thành công QTL/gen quy định tính trạng tăng số hạt trên bông từ dòng cho gen (KC25) vào giống nhận gen (Khang dân 18). Ở thế hệ BC1F1 đã chọn được cá thể số 74 mang gen và có nền di truyền cao nhất giống cây nhận gen đạt 83,4%. Từ khóa: Chọn giống phân tử kết hợp lai trở lại (MABC), QTL/gen, KD18, KC25 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lúa (oryza sativa L.) là cây lương thực quan trọng nhất ở Việt Nam, đồng thời cũng là nguồn cung cấp thức ăn chính cho hơn một nửa dân số thế giới. Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Những năm gần đây do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng, bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp làm đất trồng lúa bị giảm nhanh. Thêm vào đó là biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp với mức độ ngày càng nghiêm trọng và xảy ra trên diện rộng. Chính vì vậy, đã làm

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
78    527    13    29-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.