Bài viết này đề cập tới việc vận dụng phân loại phong cách học tập của Neil Fleming để dạy học phân hóa môn Địa lí hướng đến đa dạng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức kiểm tra đánh giá môn học góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường phổ thông. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 105-111 This paper is available online at DOI: VẬN DỤNG PHÂN LOẠI PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA NEIL FLEMING ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Thu Anh Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội Tóm tắt. Bài báo này đề cập tới việc vận dụng phân loại phong cách học tập của Neil Fleming để dạy học phân hóa môn Địa lí hướng đến đa dạng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức kiểm tra đánh giá môn học góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường phổ thông. Từ khóa: Phong cách học tập, dạy học phân hóa, học sinh, giáo viên, hứng thú học tập. 1. Mở đầu “Phong cách học tập (PCHT) là những đặc điểm riêng có tính ưu thế, tương đối bền vững của cá nhân quy định cách tiếp nhận, xử lí, lưu giữ và phản hồi thông tin trong môi trường học tập” [5; tr12]. Kiến thức về các PCHT rất hữu ích trong việc nâng cao nhận thức của cả học sinh (HS) và giáo viên (GV) về cách học tốt nhất và các hoạt động có thể thực hiện để nâng cao chất lượng học tập. Theo nghiên cứu của Coffield, hiện nay có 71 mô hình PCHT được xây dựng và công bố [7; tr. 9]. Mỗi mô hình PCHT phân loại dựa vào các tiêu chí khác nhau. Neil Fleming (đại học Lincoln, New Zealand) thuộc nhóm các nhà nghiên cứu phân loại PCHT dựa vào yếu tố thể chất, bao gồm các thể thức (nhìn, nghe, vận động) liên quan đến yếu tố gen và môi trường. Đặc điểm chung của các lí thuyết này cho rằng PCHT là bền vững, khó thay đổi trong suốt cuộc đời. Mô hình VARK của Neil Fleming là một trong những mô hình phong cách học tập được sử dụng rộng rãi trong các trường học phổ thông trên thế giới. Hiểu biết về phân loại phong cách học tập của Neil Fleming giúp GV môn Địa lí biết cách tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với đặc điểm tiếp nhận thông tin của từng HS, giúp HS hứng thú, tự tin và chủ động trong quá trình học tập. 2. . Nội dung nghiên .