Bài viết trình bày về việc sử dụng ngữ liệu nhật kí trong dạy học Ngữ văn như một cách thức kéo gần lớp học với cuộc sống, cũng là một biện pháp để giờ học Ngữ văn trong nhà trường hấp dẫn hơn. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 112-118 This paper is available online at DOI: SỬ DỤNG NHẬT KÍ LÀM NGỮ LIỆU DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Trịnh Thị Lan Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông hiện nay đang hướng tới phát triển năng lực toàn diện cho người học. Một yêu cầu đặt ra là phải có sự kết nối giữa việc dạy học trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Nghĩa là, những nội dung dạy học Ngữ văn trong nhà trường phải gắn kết được với thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ của học sinh trong cuộc sống hiện tại vốn đang diễn ra vô cùng phong phú, sinh động. Bài viết trình bày về việc sử dụng ngữ liệu nhật kí trong dạy học Ngữ văn như một cách thức kéo gần lớp học với cuộc sống, cũng là một biện pháp để giờ học Ngữ văn trong nhà trường hấp dẫn hơn. Từ khóa: Nhật kí, ngữ liệu, môn Ngữ văn, thực tiễn giao tiếp, năng lực người học. 1. Mở đầu Ngữ liệu là yếu tố quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi hoạt động, cũng như toàn bộ quá trình dạy học Ngữ văn trong nhà trường. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về ngữ liệu và việc sử dụng ngữ liệu trong dạy học Ngữ văn như: Đặng Đức Siêu, Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Thanh Hùng, Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Văn Tứ. . . Các nghiên cứu đều thống nhất trong quan điểm coi “ngữ liệu không chỉ là tư liệu nhằm phục vụ truyền tải nội dung kiến thức, rèn luyện kĩ năng mà còn có quan hệ mật thiết tới việc sử dụng phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học, có tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm của học sinh (HS), đến hoạt động dạy học của giáo viên (GV)” [9; ]; thống nhất các tiêu chí lựa chọn ngữ liệu, các cách thức sử dụng ngữ liệu trong dạy học ngôn ngữ và văn học ở nhà trường. Tuy nhiên, các nghiên cứu hầu như chỉ phân tích, đánh giá những ngữ liệu đã có sẵn, hoặc từ những nguồn ngữ liệu có tính truyền thống, mà ít bàn đến con đường, cách thức giới thiệu hoặc bổ sung những nguồn ngữ