Yêu cầu trong thiết kế, tổ chức hoạt động giáo dục dựa vào trải nghiệm

Bài viết trình bày những điểm cốt lõi của lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm và sự vận dụng lí thuyết này trong tổ chức hoạt động giáo dục. Dựa trên đặc điểm của học tập trải nghiệm và vai trò của giáo viên (GV) và học sinh (HS) trong phương thức này, tác giả đã đưa ra các yêu cầu đối với GV trong thiết kế và tổ chức dạy học, giáo dục dựa vào trải nghiệm, đảm bảo cho HS được trải nghiệm và sáng tạo để phát triển năng lực của các em. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 66-73 This paper is available online at DOI: YÊU CẦU TRONG THIẾT KẾ, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC DỰA VÀO TRẢI NGHIỆM Nguyễn Thanh Bình Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết trình bày những điểm cốt lõi của lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm và sự vận dụng lí thuyết này trong tổ chức hoạt động giáo dục. Dựa trên đặc điểm của học tập trải nghiệm và vai trò của giáo viên (GV) và học sinh (HS) trong phương thức này, tác giả đã đưa ra các yêu cầu đối với GV trong thiết kế và tổ chức dạy học, giáo dục dựa vào trải nghiệm, đảm bảo cho HS được trải nghiệm và sáng tạo để phát triển năng lực của các em. Từ khóa: Học tập trải nghiệm; phương thức trải nghiệm và sáng tạo; yêu cầu thiết kế, tổ chức hoạt động giáo dục dựa vào trải nghiệm. 1. Mở đầu Dự thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể” trong chương trình giáo dục phổ thông mới có đề cập đến hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Creative Experiential Activities) của học sinh và được xếp vào nhóm tự chọn trong môn học: học sinh buộc phải chọn một số nội dung trong một môn học tự chọn 3 (TC3). Bên cạnh đó, trải nghiệm sáng tạo (Creative Experiences) là hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kĩ năng khác nhau [1]. Điều đó cho thấy việc tổ chức hoạt động giáo dục (bao hàm cả hoạt động dạy học) mang tính trải nghiệm sáng tạo trở thành định hướng quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông. Ở Việt Nam gần đây đã có những nghiên cứu và công bố về vấn đề này của Bùi Ngọc Diệp (2015) về “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phố thông” [2]; hoặc của Nguyễn Thị Hằng về “Định hướng hình thành năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên sư phạm” [3]. . .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.