Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - lí thuyết và vận dụng trong dạy học tiểu học

Bài viết đề cập đến lí thuyết về hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo (gọi tắt là hoạt động trải nghiệm sáng tạo - HĐTNST) dưới góc độ một hình thức tổ chức giáo dục, mô tả khái niệm, các hình thức HĐTNST và quy trình tổ chức các HĐTNST trong dạy học ở tiểu học hiện nay. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 98-108 This paper is available online at DOI: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO – LÍ THUYẾT VÀ VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC TIỂU HỌC Dương Giáng Thiên Hương Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Học tập trải nghiệm, hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo hay học tập thông qua trải nghiệm là những thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong giai đoạn đổi mới giáo dục ở nước ta gần đây. Mặc dù đã xuất hiện những nghiên cứu về giáo dục trải nghiệm, học tập thông qua trải nghiệm vào những năm 80 của thế kỉ XX, song tại Việt Nam, những nghiên cứu chuyên sâu về triết lí học tập này, cụ thể hơn là các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng như việc vận dụng nó vào các cấp học bậc học vẫn còn là một khoảng trống. Dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu giáo dục cũng đưa ra những khái niệm, đặc điểm, cách vận dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo các cách thức khác nhau. Bài báo đề cập đến lí thuyết về hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo (gọi tắt là hoạt động trải nghiệm sáng tạo - HĐTNST) dưới góc độ một hình thức tổ chức giáo dục, mô tả khái niệm, các hình thức HĐTNST và quy trình tổ chức các HĐTNST trong dạy học ở tiểu học hiện nay. Từ khóa: Học tập trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tiểu học. 1. Mở đầu Tư tưởng giáo dục về học qua trải nghiệm (experiential education) đã xuất hiện sơ khai từ thời cổ đại, song nó chỉ thực sự phát triển và trở thành một tư tưởng giáo dục chính thống và phát triển thành học thuyết khi có những công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học, giáo dục học nổi tiếng trên thế giới. Từ cuối thế kỉ XIX, xuất hiện mô hình dạy học trải nghiệm đầu tiên trên thế giới là mô hình về nghiên cứu ứng dụng và đào tạo thực nghiệm của nhà tâm lí học Kurt Lewin. Lewin nhấn mạnh tới sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành. Ông thấy rằng, việc học có thể đạt hiệu quả tối đa khi có mối quan

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.