Nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm bằng biện pháp gắn nhận thức - tạo động cơ sáng tạo với nhiệm vụ học tập

Bài viết đề cập tới thực nghiệm nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm bằng biện pháp nâng cao nhận thức về sáng tạo, kích thích động cơ sáng tạo ở sinh viên, đồng thời gắn nhận thức và động cơ sáng tạo của sinh viên với nhiệm vụ học tập. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 145-152 This paper is available online at DOI: NÂNG CAO KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM BẰNG BIỆN PHÁP GẮN NHẬN THỨC – TẠO ĐỘNG CƠ SÁNG TẠO VỚI NHIỆM VỤ HỌC TẬP Nguyễn Thị Liên Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập tới thực nghiệm nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm bằng biện pháp nâng cao nhận thức về sáng tạo, kích thích động cơ sáng tạo ở sinh viên, đồng thời gắn nhận thức và động cơ sáng tạo của sinh viên với nhiệm vụ học tập. Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc nâng cao nhận thức và động cơ sáng tạo, gắn với nhiệm vụ học tập của sinh viên đã tác động tới sự sáng tạo và qua đó nâng cao khả năng sáng tạo của sinh viên. Từ khóa: Năng lực sáng tạo; động cơ sáng tạo; chỉ số sáng tạo; sinh viên sư phạm. 1. Mở đầu Cùng với năng lực công nghệ thông tin, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo được xác định là những năng lực cốt lõi của con người trong thế kỉ XXI. Sáng tạo là một năng lực rất đặc trưng chỉ có ở con người. Ngày nay, khi Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa hay Hậu công nghiệp, cả thế giới cạnh tranh nhau về nhân lực, nhân tài, thì năng lực sáng tạo của con người càng được quan tâm nghiên cứu, giáo dục, hình thành và phát triển. Ở Việt Nam, giáo dục đang chuyển hướng đào tạo từ mục tiêu kiến thức sang hình thành các năng lực nghề cho sinh viên. Vì vậy, năng lực sáng tạo được xem là một trong những năng lực cơ bản cần đào tạo cho sinh viên. Đối với sinh viên sư phạm, việc hình thành năng lực sáng tạo không chỉ giúp triển khai hoạt động nghề trong quá tình đào tạo, mà còn là công cụ để hình thành năng lực sáng tạo cho học sinh khi họ trở thành người giáo viên. Từ trước tới nay, ở nước ta có khá nhiều nghiên cứu về sáng tạo. Các nghiên cứu của Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Công Khanh, Phạm Thành Nghị sử dụng thích nghi hóa một số bộ test (TCT-V của , TCT-DP của G. Kratzmeier, .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.