Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị

Bài viết đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các NHTM cùng một số nghiên cứu quốc tế về vấn đề này. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của 22 NHTM được lựa chọn trong giai đoạn 2009-2014, qua đó đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến vấn đề này. | chính sách & thị trường tài chính - tiền tệ Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị PGS. TS. LÊ THỊ TUẤN NGHĨA - ThS. PHẠM MẠNH HÙNG Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc lựa chọn một tỷ lệ vay nợ và tỷ lệ vốn chủ sở hữu, đây là hai nguồn tài trợ chính trong nguồn vốn của bất kì một doanh nghiệp nào. Chính vì thế, người ta còn xem việc nghiên cứu đòn bẩy tài chính như việc nghiên cứu cấu trúc vốn (capital structure). Hay nói cách khác, người ta xem xét có bao nhiêu phần trăm trong vốn được tài trợ bởi nợ, bao nhiêu phần trăm trong vốn được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu, và tại sao lại có sự lựa chọn đó. Nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính là cần đánh giá một cách cẩn trọng các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trong doanh nghiệp để có thể đưa ra một cấu trúc vốn tối ưu nhằm gia tăng giá trị công ty. Là một loại hình doanh nghiệp, ngân hàng thương mại (NHTM) cũng không phải là ngoại lệ. Bài viết đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các NHTM cùng một số nghiên cứu quốc tế về vấn đề này. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của 22 NHTM được lựa chọn trong giai đoạn 2009- 2014, qua đó đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến vấn đề này. 16 SOÁ 173 - THAÙNG Từ khóa: đòn bẩy tài chính, ngân hàng thương mại, nhân tố ảnh hưởng 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại . Quy mô của ngân hàng thương mại Trong các nghiên cứu của mình, Harris và Raviv (1990), Wiwattnakantang (1999), Chen (2004) nhận thấy, quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ thuận chiều. Điều này hàm ý rằng, các ngân hàng lớn thường có tỷ lệ nợ cao hơn, hay đòn bẩy tài chính lớn hơn các ngân hàng nhỏ do mức độ chấp nhận và quản trị rủi ro tốt hơn. Nghiên cứu của Beven & Danbolt (2002) cho thấy quy mô công ty có quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn và tỷ lệ thuận với nợ dài hạn của doanh nghiệp càng cho thấy lập luận này là .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.