Nghiên cứu được tiến hành để giảm thiểu tác hại của nấm bệnh và nâng cao năng suất lạc, cần phải có những nghiên cứu cụ thể nhằm xác định đâu là nguyên nhân chính gây thiệt hại đến năng suất, trên cơ sở nghiên cứu tìm ra biện pháp phòng trừ hữu hiệu để nâng cao năng suất lạc, góp một phần vào việc đẩy mạnh sản xuất lạc ở Nghệ An và Việt Nam. Bài báo này trình bày kết quả về đặc điểm sinh học của nấm, quá trình phân lập mẫu bệnh, lây bệnh nhân tạo và tái phân lập lại tác nhân lây nhiễm ban đầu tại Nghệ An. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai NGHIÊN CỨU NẤM Neocosmospora vasinfecta Smith GÂY HẠI LẠC (Arachis hypogaea L) TẠI NGHỆ AN Thị Vinh1, Trần Ngọc Lân2 1 Chi cục Trồng trọt & BVTV Nghệ An 2 Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lạc (Arachis hypogaea L) là cây công nghiệp cho dầu ngắn ngày hàng đầu ở Việt Nam. Lạc là một trong 10 loại cây trồng chính, có giá trị kinh tế cao ở Nghệ An, phù hợp với các vùng đất cát ven biển, đất phù sa ven sông và đất đồi. Hàng năm tỉnh Nghệ An gieo trồng khoảng trên ha lạc (vụ xuân, vụ hè thu và vụ đông) với sản lượng khoảng tấn Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng có khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho dịch hại cây trồng phát sinh phát triển, đặc biệt là các loài nấm bệnh có nguồn gốc từ đất. Trong những năm gần đây, sự gia tăng về diện tích trồng lạc và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã làm phát sinh ngày càng nhiều dịch hại nguy hiểm. Gần đây tại Nghệ An ghi nhận thêm loài nấm bệnh mới gây hại trên lạc với các triệu chứng đặc trưng là thân và gốc rễ có màu đen thối. Cấy lên môi trường PDA nấm hình thành nhiều quả thể màu cam. Cùng thời điểm đó nấm bệnh cũng được tìm thấy ở Thừa Thiên Huế, quả thể nấm hình thành ngay trên vết bệnh ở ngoài đồng ruộng. Mẫu nấm thuần ở Nghệ An đã được gửi đến Centraalbureau voor Schimmelcultures (CBS) và đã được xác định có tên khoa học là Neocosmospora vasinfecta Smith ( et al 2010). Năm 2007, loài nấm này xuất hiện gây bệnh với tỷ lệ cao trên cây lạc, đậu tương, đậu xanh ở nhiều vùng của một số nước trong khu vực châu Á, như là một loài nấm bệnh mới có nguy cơ gây dịch hại nghiêm trọng cho cây trồng cạn, nhất là cây lạc (Fuhlbohm et al., 2007). Để giảm thiểu tác hại của nấm bệnh và nâng cao năng suất lạc, cần phải có những nghiên cứu cụ thể nhằm xác định đâu là nguyên nhân chính gây thiệt hại đến năng suất, trên cơ sở nghiên cứu tìm ra biện pháp phòng trừ hữu hiệu để nâng cao năng suất lạc, góp một phần vào việc đẩy mạnh