Nội dung bài viết trình bày từ kết quả đánh giá tập đoàn địa lan Kiếm bản địa (Cymbidium sinense) Viện Nghiên cứu Rau quả đã lựa chọn được giống lan Kiếm Hoàng Vũ có nhiều ưu điểm vượt trội như cây sinh trưởng tốt, với đặc điểm lá vặn vỏ đỗ, màu sáng lục, đường kính hoa to đạt 4,15 cm, hoa màu vàng sáng, số ngồng hoa trên chậu đạt 3,5 ngồng. Giai đoạn 2013-2015, Viện tiếp tục đưa giống địa lan Kiếm Hoàng Vũ vào khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất ở một số địa phương như Gia Lâm Hà Nội, Mộc Châu - Sơn La, Uông Bí - Quảng Ninh, Văn Giang - Hưng Yên. Kết quả đều cho thấy giống địa lan Kiếm Hoàng Vũ có tính ổn định cao, rất có triển vọng để phát triển ngoài sản xuất. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG VÀ TÁC ĐỘNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRÊN LAN KIẾM HOÀNG VŨ (Cymbidium sinense) TẠI CÁC TỈNH PHÍA BẮC Đặng Văn Đông, Chu Thị Ngọc Mỹ, Đặng Tiến Dũng TÓM TẮT Từ kết quả đánh giá tập đoàn địa lan Kiếm bản địa (Cymbidium sinense) Viện Nghiên cứu Rau quả đã lựa chọn được giống lan Kiếm Hoàng Vũ có nhiều ưu điểm vượt trội như cây sinh trưởng phát triển tốt, với đặc điểm lá vặn vỏ đỗ, màu sáng lục, đường kính hoa to đạt 4,15 cm, hoa màu vàng sáng, số ngồng hoa trên chậu đạt 3,5 ngồng. Giai đoạn 2013-2015, Viện tiếp tục đưa giống địa lan Kiếm Hoàng Vũ vào khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất ở một số địa phương như Gia Lâm Hà Nội, Mộc Châu - Sơn La, Uông Bí - Quảng Ninh, Văn Giang - Hưng Yên. Kết quả đều cho thấy giống địa lan Kiếm Hoàng Vũ có tính ổn định cao, rất có triển vọng để phát triển ngoài sản xuất. Giá thể trồng gồm 1/3 vỏ thông + 1/3 vỏ lạc + 1/3 đá sỏi giúp cây tăng trưởng nhánh mạnh, tỷ lệ ra hoa đạt 94,4%. Đặc biệt có thể đưa lan Kiếm Hoàng Vũ đi xử lý lạnh tại Mộc Châu - Sơn La vào thời điểm 15/7 âm lịch để điều khiển nở hoa vào dịp tết Nguyên đán và nâng cao được chất lượng hoa. Từ khóa: Lan Kiếm, Hoàng Vũ, tuyển chọn giống, biện pháp kỹ thuật, giá thể, điều khiển nở hoa I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lan Kiếm (Cymbidium sinense) là giống lan bản địa, có từ lâu đời, với nhiều ưu điểm như: cây bụi, lá nhỏ, xanh đậm, dáng lá thanh thoát, hình chiếc kiếm. Hoa có vẻ đẹp kiêu sa, kiểu hoa thanh nhã mà quý phái, có mùi thơm dịu, lan toả (Trần Duy Quý, 2005), vì vậy, chúng vừa có giá trị thẩm mỹ vừa có giá trị kinh tế rất cao. Hiện nay, ở Việt Nam đã xác định được khoảng 20 loài lan kiếm với nhiều dạng biến chủng tạo nên sự đa dạng về giống với nhiều đặc tính quý (Leonid V. A & Anna L. A, 2003). Tuy nhiên trong những năm qua giống hoa này chưa được quan tâm nghiên cứu, người dân chủ yếu trồng theo kinh nghiệm truyền thống, bộ giống chưa được đánh giá, kỹ thuật còn lạc hậu, nên mặc dù lan có nhiều