Nghiên cứu với tiêu đề “Phân lập, tuyển chọn và định danh vi khuẩn phân giải xenlulo từ cành thanh long” được thực hiện với mục đích phân lập và chọn lọc ra những dòng vi khuẩn tiềm năng có khả năng phân giải xenlulo. Có 85 dòng vi khuẩn phân giải xenlulo được phân lập từ 5 tỉnh của sông Cửu Long. Trong đó, dòng BL18 có khả năng phân hủy CMC cao nhất. Có 11 dòng có khả năng phân hủy giấy lọc “Whatman ”. Dòng VL33 đã thể hiện khả năng phân hủy cành thanh long cao nhất (62,57%). Hệ enzyme của VL33 bao gồm 3 enzyme khác nhau, đó là endoglucanase,.exoglucanase và β-glucosidase. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ ĐỊNH DANH VI KHUẨN PHÂN GIẢI XENLULO TỪ CÀNH THANH LONG Nguyễn Thị Ngọc Trúc Viện Cây ăn quả miền Nam TÓM TẮT Nghiên cứu với tiêu đề “Phân lập, tuyển chọn và định danh vi khuẩn phân giải xenlulo từ cành thanh long” được thực hiện với mục đích phân lập và chọn lọc ra những dòng vi khuẩn tiềm năng có khả năng phân giải xenlulo. Có 85 dòng vi khuẩn phâ giải xenlulo được phân lập từ 5 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, dòng BL18 có khả năng phân hủy CMC cao nhất. Có 11 dòng có khả năng phân hủy giấy lọc “Whatman ”. Dòng VL33 đã thể hiện khả năng phân hủy cành thanh long cao nhất (62,57%). Hệ enzyme của VL33 bao gồm 3 enzyme khác nhau, đó là endoglucanase, exoglucanase và β-glucosidase. Trong đó, endoglucanase thể hiện khả năng phân hủy CMC cao nhất ở ngày thứ 4 sau khi ủ, exoglucanase thể hiện khả năng phân hủy xenlulo cao nhất vào ngày thứ 6 sau khi ủ và β-glucosidase thể hiện khả năng phân hủy vào ngày thứ 8 sau khi ủ. Nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh hóa cũng như sinh học phân tử, kết luận dòng VL33 có tên là Bacillus subtilis. Từ khóa: Bacillus subtilis, cellulase, cellulose, degrading, pitaya. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thanh long là một trong những loại cây ăn quả quan trong nhất của Việt Nam. Theo Nguyễn Trịnh Nhất Hằng và ctv (2014) diện tích trồng thanh long cả nước hiện đạt 28700 ha với tổng sản lượng thu được 640 ngàn tấn và đem về nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu lên đến 78,9 triệu USD. Thanh long đã và đang đem lại thu nhập cao cho người nông dân ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và nhiều tỉnh thành khác. Tuy nhiên, cho đến nay, cành thanh long thải bỏ với thành phần chính là xenlulo vẫn còn là vấn đề nan giải cho bà con nông dân bởi nó là nguyên nhân gây ô nhiễm vườn cũng như lây lan mầm bệnh từ những cành hư thối. Mặt khác, đây là một nguồn hữu cơ vô cùng có lợi cho cây trồng nếu được sử dụng đúng cách. Việc sử dụng vi khuẩn phân giải xenlulo đã và đang được các nhà khoa học trên thế giới và