Đề tài nhằm nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến năng suất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được thực hiện tại 4 tỉnh ĐBSH: Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và 4 tỉnh đồng bằng sông ĐBSCL: Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Số liệu về năng suất tiềm năng của cây lúa vùng ĐBSH và ĐBSCL được tính toán bằng mô hình DSSAT theo các kịch bản BĐKH B1, B2 và A2 cho thấy: Theo kịch bản của BĐKH cho các năm 2020, 2030 và 2050, năng suất tiềm năng và theo canh tác thông thường ở cả hai vùng ĐBSCL và ĐBSH dự báo đều giảm khoảng 0,2 đến 0,35 tấn/ha. Kịch bản phát thải càng cao thì năng suất lúa giảm càng mạnh. Năng suất lúa xuân ở ĐBSH có nguy cơ giảm mạnh hơn lúa mùa; ở ĐBSCL năng suất lúa xuân được dự báo giảm mạnh hơn vụ hè thu. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN CỨU DỰ BÁO THAY ĐỔI NĂNG SUẤT LÚA DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Phạm Quang Hà Viện Môi trường Nông nghiệp TÓM TẮT Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến năng suất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được thực hiện tại 4 tỉnh ĐBSH: Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và 4 tỉnh đồng bằng sông ĐBSCL: Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Số liệu về năng suất tiềm năng của cây lúa vùng ĐBSH và ĐBSCL được tính toán bằng mô hình DSSAT theo các kịch bản BĐKH B1, B2 và A2 cho thấy: theo kịch bản của BĐKH cho các năm 2020, 2030 và 2050, năng suất tiềm năng và theo canh tác thông thường ở cả hai vùng ĐBSCL và ĐBSH dự báo đều giảm khoảng 0,2 đến 0,35 tấn/ha. Kịch bản phát thải càng cao thì năng suất lúa giảm càng mạnh. Năng suất lúa xuân ở ĐBSH có nguy cơ giảm mạnh hơn lúa mùa; ở ĐBSCL năng suất lúa xuân được dự báo giảm mạnh hơn vụ hè thu. Ở cả hai vùng, mức giảm năng suất canh tác thông thông thường khá cao, bình quân mức năng suất giảm 10% so với hiện nay. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lúa là cây trồng chủ lực của Việt Nam với diện tích canh tác hàng năm trên 7,8 triệu ha (Tổng cục Thống kê, 2012, 2014), trong đó tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long (4,2 triệu ha) và Đồng bằng sông Hồng (1,1 triệu ha). Nhiều báo cáo gần đây liên tục cảnh báo Việt Nam là một trong số các nước sẽ chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH) trong các thập kỷ tới, ngoài các biến cố về khí tượng thủy văn, quá nóng hoặc quá lạnh so với mức trung bình hàng năm, các hiện tượng hạn và ngập úng cực đoan, các đồng bằng lớn của Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn và ngập do nước biển dâng, chắc chắn tác động đến sản xuất lúa nước và nghề trồng lúa (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011). Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến năng suất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), trên cơ sở các kết .