Việc nghiên cứu lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp và hiệu quả cho vùng đồng bằng sông Hồng là rất quan trọng, kết quả của dự án "Nghiên cứu và ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng" đã được 7 công thức luân canh cây trồng của 3 cơ cấu cây trồng cho 3 loại đất. Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh mới cao hơn công thức cũ từ 21,150 triệu đồng đến 39,954 triệu đồng (35,2-126,2%). Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của dự án đã được nông dân đón nhận, mong muốn phát triển và mở rộng trong những năm tới. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai MỘT SỐ MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG HIỆU QUẢ TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Lê Quốc Thanh, Vũ Thị Khuyên và CS Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông, VAAS TÓM TẮT Thực tế của sản xuất nông nghiệp của các tỉnh đồng bằng sông Hồng tồn tại rất nhiều cơ cấu cây trồng khác nhau, sản xuất tự phát không theo quy hoạch, nhiều cơ cấu cây trồng cho hiệu quả thấp, kỹ thuật sản xuất là không tốt, chưa phát huy được lợi thế của tất cả các vùng và đã không mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân để đảm bảo sự an tâm và gắn bó với sản xuất nông nghiên cứu lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp và hiệu quả cho vùng đồng bằng sông Hồng là rất quan trọng, kết quả của dự án "Nghiên cứu và ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng" đã xác định được 7 công thức luân canh cây trồng của 3 cơ cấu cây trồng cho 3 loại đất: 2 vụ lúa - 1 vụ màu, 1 vụ lúa mùa - 2 vụ trồng màu cho các tỉnh, thành: Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định vùng đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh việc xác định cơ cấu cây trồng, dự án cũng bổ sung các kỹ thuật mới, có hiệu quả kinh tế trong các cơ cấu được lựa chọn như kỹ thuật sản xuất lúa chét trong vụ hè và kỹ thuật gieo bí bầu đông, kỹ thuật ngô bầu vụ đông. Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh mới cao hơn công thức cũ từ 21,150 triệu đồng đến 39,954 triệu đồng (35,2 - 126,2%). Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của dự án đã được nông dân đón nhận, mong muốn phát triển và mở rộng trong những năm tới. Từ khóa: Cơ cấu cây trồng, hiệu quả đồng vốn, ĐBSH. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn của cả nước, đặc biệt là sản xuất lúa và cây vụ Đông. Vùng ĐBSH hiện có 11 tỉnh với diện tích tự nhiên là 2,06 triệu ha và gần 20 triệu dân, là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và quốc phòng an ninh của cả .