Đề tài tiến hành nghiên cứu chọn tạo giống cà phê chè chất lượng cao cho các vùng trồng chính và kết quả khảo nghiệm 10 con lai F1 cà phê chè (gồm TN1, TN2, TN3, TN4, TN5, TN6, TN7, TN8, TN9, TN10) tại Đắk Lắk, Kon Tum và Lâm Đồng năm 2007 đã chọn được 03 con lai nổi trội là TN6, TN7 và TN9. Các con lai được chọn sinh trưởng tốt, cho năng suất trung bình qua 4 năm thu hoạch tại các vùng trồng đạt khá cao. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÀ PHÊ CHÈ CHẤT LƯỢNG CAO CHO CÁC VÙNG TRỒNG CHÍNH Đinh Thị Tiếu Oanh, Trần Anh Hùng, Nguyễn Thị Thanh Mai, Lại Thị Phúc, Nguyễn Đình Thoảng, Nông Khánh Nương, Vũ Thị Danh, Lê Văn Bốn, Lê Văn Phi Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên TÓM TẮT Kết quả khảo nghiệm 10 con lai F1 cà phê chè (gồm TN1, TN2, TN3, TN4, TN5, TN6, TN7, TN8, TN9, TN10) tại Đắk Lắk, Kon Tum và Lâm Đồng năm 2007 đã chọn được 03 con lai nổi trội là TN6, TN7 và TN9. Các con lai được chọn sinh trưởng tốt, cho năng suất trung bình qua 4 năm thu hoạch tại các vùng trồng đạt khá cao tương ứng là 2,76; 2,94 và 2,95 tấn nhân/ha, khối lượng 100 nhân đạt tương ứng là 16,1, 16,4 và 16,8 g, đặc biệt là kích cỡ hạt, chất lượng nước uống được cải thiện hơn so với giống Catimor và các con lai TN còn lại. Kết quả khảo nghiệm 04 dòng tự thụ F5 (gồm THA1, THA2, THA3 VÀ THA4) tại Đắk Lắk và Lâm Đồng cho thấy: Các dòng tự thụ F5 có năng suất trung bình từ 2,15 - 2,45 tấn nhân/ha, cao hơn so với giống đối chứng Catimor (1,67 tấn nhân/ha). Trong đó dòng tự thụ THA1 có nhiều đặc điểm nổi trội so với các dòng còn lại. Dòng THA1 sinh trưởng khỏe, có dạng cây thấp, tán chặt thích hợp trồng với mật độ dày. Năng suất trung bình dòng THA1 cao nhất và đạt 2,45 tấn nhân/ha, tỷ lệ hạt trên sàng 16 đạt trung bình 84,8%, khối lượng 100 nhân trung bình đạt 17,3 g và kháng rất cao với bệnh gỉ sắt (với chỉ số bệnh là 0,5%). Từ khóa: cà phê chè, con lai, dòng tự thụ, năng suất, chất lượng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, giống cà phê chè chủ lực tại Việt Nam là giống Catimor, tuy nhiên sau thời gian được canh tác và trồng trọt giống Catimor đã thể hiện một số hạn chế nhất định. Bệnh gỉ sắt tấn công, hiện tượng năng suất cách năm do dịch bệnh đã làm năng suất cà phê chè giảm sút đáng kể. Mặt khác, chất lượng giống Catimor không ngang bằng các giống cà phê chè truyền thống nên khó đáp ứng yêu cầu sản xuất cà phê chè chất lượng cao. Từ thực tế đó, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm .