Đề tài "Nghiên cứu các giải pháp thích ứng và giảm thiểu rủi ro cho canh tác lúa do tác động của biến đổi khí hậu trên vùng đất nhiễm mặn Sóc Trăng" được thực hiện nhằm thử nghiệm các giải pháp tiềm năng về thích ứng và giảm thiểu đến sản xuất lúa tại ĐBSCL do tác động của biến đổi khí hậu. Mục tiêu cụ thể là: a) So sánh chế độ tưới khô ướt xen kẽ (AWD) và duy trì nước ngập thường xuyên (CF); b) Đánh giá quy trình canh tác mới với tập quán canh tác của nông dân trên 2 chế độ tưới AWD và CF. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO CHO CANH TÁC LÚA DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN VÙNG ĐẤT NHIỄM MẶN SÓC TRĂNG Trương Thị Kiều Liên, Chu Văn Hách, Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Đinh Thị Hải Minh, Võ Thị Thảo Nguyên, Chu Thị Hồng Anh, Lê Thị Hồng Huệ, Nguyễn Thị Hồng Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lúa là cây trồng chính ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và Sóc Trăng nói riêng. Cơ cấu mùa vụ của Sóc Trăng, có ba vụ lúa chính/năm canh tác với nhiều giống lúa ngắn ngày. (i) Vụ Đông Xuân nằm trọn trong mùa khô (canh tác từ tháng 11-12 năm trước tới tháng 03 năm sau) năng suất trung bình 6-7 tấn/ha. (ii) Vụ Xuân- Hè (tháng 03 tới tháng 7) năng suất trung bình đạt 5-7 tấn/ha, vụ này thường gặp hạn nếu mưa tới trễ. (iii) Vụ Hè Thu nằm trọn trong mùa mưa (tháng 6-tháng 10) trung bình năng suất 4-5 tấn/ha. Cây lúa rất dễ bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên gây ra như: ngập lụt, mặn, phèn, khô hạn Các yếu tố này đều ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất lúa cả ở Sóc Trăng nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Trong canh tác lúa người dân thường có tập quán sạ dày (>200 kg giống/ha); bón nhiều phân và bón không cân đối; duy trì nước ngập thường xuyên trên ruộng dẫn tới hiệu quả sản xuất chưa cao. Chiến lược tiết kiệm nguồn vật tư đầu vào như giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón (sử dụng các loại phân thế hệ mới để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm thất thoát.), giảm nước tưới sẽ được kết hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho vùng nghiên cứu. Do đó, đề tài được thực hiện nhằm thử nghiệm các giải pháp tiềm năng về thích ứng và giảm thiểu đến sản xuất lúa tại ĐBSCL do tác động của biến đổi khí hậu. Mục tiêu cụ thể là: a) So sánh chế độ tưới khô ướt xen kẽ (AWD) và duy trì nước ngập thường xuyên (CF); b) Đánh giá quy trình canh tác mới với tập quán canh tác của nông dân trên 2 chế độ tưới AWD và CF. 1204 II. THỰC TRẠNG CANH TÁC VÙNG NGHIÊN CỨU Tại ba điểm đều canh tác 3 vụ lúa/năm, nơi đây .