Nội dung bài viết đề cấp về thực trạng thu thập, nhân giống và mô tả đánh giá nguồn gen tập đoàn lúa cạn đang được lưu giữ tại Ngân hàng Gen cây trồng Quốc gia. Nguồn gen lúa cạn ở Việt Nam rất đa dạng và có giá trị không chỉ về an ninh lương thực mà còn về kinh tế, văn hóa xã hội và nghiên cứu khoa học. Hiện tại lưu giữ khoảng 2700 nguồn gen lúa cạn (chiếm 33,48%) trong tổng số nguồn gen lúa nói chung. Những nguồn gen đó được thu thập từ 32 dân tộc khác nhau tại đầy đủ 8 vùng sinh thái nông nghiệp trong cả nước, trong đó từ vùng Tây Bắc chiến tỷ lệ cao nhất 41%, Đông Bắc 25% và vùng Bắc Trung bộ là 22%. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỰC TRẠNG THU THẬP, NHÂN GIỐNG VÀ MÔ TẢ ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN TẬP ĐOÀN LÚA CẠN ĐANG ĐƯỢC LƯU GIỮ TẠI NGÂN HÀNG GEN CÂY TRỒNG QUỐC GIA Đới Hồng Hạnh, Nguyễn Khắc Quỳnh và Nguyễn Thị Hiền Trung tâm Tài nguyên Thực vật, VAAS TÓM TẮT Ở nước ta hiện có ha lúa cạn đang được được trồng chủ yếu bởi một số dân tộc tít người sống tại các vùng đồi núi cao thuộc miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Tây nguyên. Nguồn gen lúa cạn ở Việt Nam rất đa dạng và có giá trị không chỉ về na ninh lương thực mà còn về kinh tế, văn hóa xã hội và nghiên cứu khoa học. Hiện tại Trung tâm Tài nguyên thực vật đã thu thập và đang lưu giữ khoảng 2700 nguồn gen lúa cạn (chiếm 33,48%) trong tổng số nguồn gen lúa nói chung. Những nguồn gen đó được thu thập từ 32 dân tộc khác nhau tại đầy đủ 8 vùng sinh thái nông nghiệp trong cả nước, trong đó từ vùng Tây Bắc chiến tỷ lệ cao nhất 41%, Đông Bắc 25% và vùng Bắc Trung bộ là 22%. Trong đó số nguồn gen thu được từ dân tộc Thái chiếm cao nhất 21%, dân tộc H’Mong đứng thứ hai 16% và dân tộc Dao đứng thứ ba 9%. Hiện tại đã có 93,14% nguồn gen lúa cạn được mô tả đánh giá, tuy vậy hiện chỉ có 8,2% trong số đó được mô tả đánh giá đầy đủ các đặc điểm, tính trạng. Từ khóa: Lúa cạn, thu thập, nhân giống, mô tả đánh giá, dân tộc thiểu số. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta, lúa cạn được trồng cách đây ít nhất khoảng 6000 năm và đã ghi lại dấu ấn quan trọng trong đời sống văn hóa các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam (Trần Văn Đạt, 2010). Hiện tại lúa cạn ở nước ta chủ yếu được trồng tập trung ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Tây nguyên. Diện tích lúa cạn ở nước ta đang giảm đi nhanh chóng trong hai thập kỷ qua, từ ha vào cuối những năm 1990 xuống còn ha vào năm 2009 hay giảm tới 72% (Bùi Bá Bổng, 2010). Nguyên nhân diện tích lúa cạn giảm nhanh trong thời gian qua chủ yếu do an ninh lương thực ở nước ta được đảm bảo tốt hơn, thêm vào đó Nhà nước đã đề ra một loạt những những chính sách hỗ trợ .