Bài viết lựa chọn nghiên cứu cảnh quan văn hóa khu vực lăng Tự Đức làm trường hợp nghiên cứu cụ thể. Hai phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng bao gồm khảo sát thực địa và áp dụng phần mềm QGIS. Mục tiêu bài báo nhằm xác định yếu tố cấu thành cảnh quan văn hóa khu vực, đề xuất ranh giới vùng 2 mở rộng, và đề xuất các giải pháp quản lý phát triển. | KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG BẢO TỒN CẢNH QUAN VĂN HÓA LĂNG TẨM HUẾ Lê Quỳnh Chi1* Tóm tắt: Từ năm 2007, UNESSCO đã đưa ra các khuyến nghị đối với Thành phố Huế nhằm mở rộng ranh giới vùng đệm, tái đề cử khu vực để trở thành cảnh quan văn hóa. Tuy nhiên, từ đó đến nay, các khu vực được bảo vệ của di sản vẫn còn hạn chế trong các khu vực tiếp giáp trực tiếp với công trình. Đặc biệt, đối với các lăng tẩm tại Huế, ranh giới bảo vệ được tính theo hai vùng: vùng 1 bao gồm khu vực bên trong La Thành và khu vực trong vòng bán kính 30 m tính từ La Thành; vùng 2 bao gồm khu vực trong vòng 70 m tính từ La Thành. Cách xác định ranh giới này mang tính cứng nhắc, không bảo vệ được các giá trị lịch sử văn hóa, đồng thời không cân nhắc đến các yếu tố kinh tế, xã hội, hiện trạng xây dựng của khu vực xung quanh. Bài báo lựa chọn nghiên cứu cảnh quan văn hóa khu vực lăng Tự Đức làm trường hợp nghiên cứu cụ thể. Hai phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng bao gồm khảo sát thực địa và áp dụng phần mềm QGIS. Mục tiêu bài báo nhằm xác định yếu tố cấu thành cảnh quan văn hóa khu vực, đề xuất ranh giới vùng 2 mở rộng, và đề xuất các giải pháp quản lý phát triển. Các kết quả của bài báo sẽ là tài liệu tham khảo để thiết lập và điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế cũng như quy hoạch bảo tồn khu vực lăng tẩm. Từ khóa: Bảo tồn; cảnh quan văn hóa; lăng tẩm; Huế. Cultural landscape conservation in imperial tombs in Hue city Abstract: Since 2007, UNESSCO has made the suggestion to nominate Hue as cultural landscape by expanding the conservation area. However, until now, the conservation area has been limited in the adjacent area of the heritage. Especially, with regard to the King’s tomb, the conservation area has been protected with two areas: Core zone within radius of 30 m from the wall, buffer zone within radius of 70 m from the wall; which has resulted in the degradation of cultural landscape. The paper selected Tu Duc King’s tomb as a case study. Two main research methods to be .