Nghiên cứu đa dạng các giống lúa địa phương tỉnh Quảng Nam dựa trên chỉ tiêu chất lượng và chỉ thị phân tử SSR

Đề tài tiến hành đánh giá đa dạng dựa trên một số chỉ tiêu chất lượng gạo và sử dụng chỉ thị phân tử SSR trên 80 giống lúa được thu thập tại tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy 61,3% mẫu giống thuộc loài phụ Japonica, 40% mẫu giống có nhiệt độ hóa hồ trung bình, 18,7% mẫu giống xác định có hương thơm. Hàm lượng amylose của các giống biến thiên từ 3,1-22%. Đã chọn được 15 mẫu giống mang đặc tính quý như có hương thơm và hàm lượng amylose thấp hơn 20%. | NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÁC GIỐNG LÚA ĐỊA PHƢƠNG TỈNH QUẢNG NAM DỰA TRÊN CHỈ TIÊU CHẤT LƢỢNG VÀ CHỈ THỊ PHÂN TỬ SSR Lã Tuấn Nghĩa, Hoàng Thị Huệ, Lê Thị Thu Trang, Phạm Thị Thùy Dương, Đàm Thị Thu Hà, Đỗ Hà Thu, Chu Thị Mây Trung tâm Tài nguyên thực vật TÓM TẮT Thí nghiệm tiến hành đánh giá đa dạng dựa trên một số chỉ tiêu chất lượng gạo và sử dụng chỉ thị phân tử SSR trên 80 giống lúa được thu thập tại tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy 61,3% mẫu giống thuộc loài phụ Japonica, 40% mẫu giống có nhiệt độ hóa hồ trung bình, 18,7% mẫu giống xác định có hương thơm. Hàm lượng amylose của các giống biến thiên từ 3,1- 22%. Đã chọn được 15 mẫu giống mang đặc tính quý như có hương thơm và hàm lượng amylose thấp hơn 20%. Kết quả phân tích đa dạng di truyền với 20 chỉ thị SSR trên 80 giống lúa nghiên cứu và 06 giống đối chứng đã phát hiện được 120 alen khác nhau với trung bình là 6,0 alen/locut; 01 alen đặc trưng có thể nhận dạng giống Ba ka chah (SĐK17520) tại locut RM44. Hệ số PIC dao động từ 0,49 đến 0,86, với giá trị trung bình là 0,72. Hệ số tương đồng di truyền của các giống nghiên cứu dao động từ 0,72 đến 0,88. Phân tích quan hệ giữa các mẫu giống lúa cho thấy các mẫu giống lúa có hương thơm (aromatic) có xu hướng xếp thành các nhóm riêng biệt. Các kết quả thu được trong nghiên cứu này rất có ý nghĩa cung cấp thông tin và vật liệu trong công tác bảo tồn và chọn tạo giống lúa. Từ khóa: Lúa, đa dạng di truyền, chất lượng, chỉ thị SSR. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, gạo Việt Nam có sức cạnh tranh kém và giá thành thấp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Campuchia.; nguyên nhân là do chất lượng gạo chưa đáp ứng ứng với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó, nhằm cạnh tranh, xây dựng được thương hiệu, bảo vệ chủ quyền quốc gia về tài nguyên thực vật; chúng ta cần tập chung vào phát triển gạo chất lượng, đặc sản có giá trị dinh dưỡng và sức khỏe cao. Một trong các hướng tiếp cận căn bản là tập chung nghiên cứu tuyển chọn giống .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.