Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2030

Mục đích nghiên cứu nhằm hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về hiệu quả xuất khẩu hàng hóa, xác định các tiêu chí đánh giá cũng như các nhân tố tác động đến hiệu quả xuất khẩu hàng hóa đối với quốc gia. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong khu vực có điều kiện kinh tế tương đồng và vị trí địa lý gần Việt Nam trong việc đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá để có thể rút ra bài học thành công có thể vận dụng và bài học chưa thành công nên tránh. | 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN _ NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9310105 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI – NĂM 2018 2 Công trình được hoàn thành tại: Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Xuân Bá Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Hoàng Long, Trường Đại học Thương mại Phản biện 2: PGS. TS Trịnh Thị Thanh Thủy, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công Thương Phản biện 3: PGS. TS Đan Đức Hiệp, Trường Đại học Hải Phòng Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện họp tại Viện Chiến lược Phát triển vào hồi . giờ ngày tháng . năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: . (Ghi tên các thư viện nộp luận án) 3 PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Xuất khẩu luôn được coi là động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong suốt giai đoạn dài từ khi mở cửa nền kinh tế tới nay. Thành tựu nổi bật của xuất khẩu Việt Nam thời gian qua là: (i) quy mô và tốc độ tăng trưởng liên tục được duy trì ở mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới; (ii) cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế; và (iii) Việt Nam đã phát huy lợi thế so sánh của mình trong việc xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực vào các thị trường khó tính, yêu cầu cao như Mỹ, Nhật Bản, EU. Tuy nhiên, đằng sau các con số ấn tượng về kim ngạch và tốc độ tăng trưởng, xuất khẩu đang đối mặt với một số vấn đề, đó là: (i) mặt hàng xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô hoặc sơ chế, giá trị gia tăng thấp; (ii) cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng, dựa vào khai thác lợi thế sẵn có (lao động, tài nguyên) và tăng số lượng; (iii) tăng trưởng xuất khẩu trở nên ngày càng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.