Báo cáo trình bày kết quả độ bền kéo trượt màng keo là tốt và đều cao hơn so với một số loại gỗ thông dụng khác như gỗ Keo lai và gỗ Xoan đào. Trong khi độ bền kéo trượt màng keo của Bạch đàn trắng đạt 14 MPa thì hai loại còn lại chỉ là 11 MPa và 10 MPa. Mặc dù, mức độ dán dính có nhỏ hơn so với mẫu đối chứng nhưng chênh lệch này không cao khoảng 4 MPa, hơn nữa sự khác biệt giữa hai điều kiện khô và ướt trong thí nghiệm này là không đáng kể. | Tạp chí KHLN 3/2013 (28 - 28) ©: Viện KHLNVN-VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DÁN DÍNH GỖ BẠCH ĐÀN TRẮNG BẰNG KEO EMULSION POLYMER ISOCYANATE (EPI 1985/1993) Vũ Thị Hồng Thắm Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Từ khóa: Bạch đàn trắng (Eucalyptus camandulensis), keo dán gỗ, độ bền trượt, gỗ rừng trồng Chất lượng dán dính của gỗ Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis) 14 tuổi ở Đại Lải với loại keo thông dụng trên thị trường sản xuất Emulsion Polymer Isocyanate (EPI 1985/1993) được đánh giá trong hai điều kiện môi trường khô và ướt. Kết quả độ bền kéo trượt màng keo là tốt và đều cao hơn so với một số loại gỗ thông dụng khác như gỗ Keo lai và gỗ Xoan đào. Trong khi độ bền kéo trượt màng keo của Bạch đàn trắng đạt 14 MPa thì hai loại còn lại chỉ là 11 MPa và 10 MPa. Mặc dù, mức độ dán dính có nhỏ hơn so với mẫu đối chứng nhưng chênh lệch này không cao khoảng 4 MPa, hơn nữa sự khác biệt giữa hai điều kiện khô và ướt trong thí nghiệm này là không đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng, khi dùng keo EPI 1985/1993 làm chất kết dính trong dán ghép thanh cơ sở của gỗ bạch đàn đảm bảo chất lượng kể cả trong môi trường E (môi trường có tác động ngâm nước và sấy). Assessment the bonding levels of Eucalyptus camaldulensis by using synteko 1985 (EPI 1985/1993) Keywords: Eucalyptus camandulensis, fast growing tree, forest, shear strength 2932 The bonding properties of Eucalyptus camaldulensis 14 year old in Dai Lai with popular wood adhesive Emulsion Polymer Isocyanate (EPI 1985/1993) were experimented in two conditions including dry and wet environments. The results of bonding strength test were good and exceed those of Acacia and Meliaceae species with the former being over 14 MPa, the later being 11 MPa and 10 MPa, repectively. Although the bonding levels of treated samples were smaller than those of untreated samples, this deviance is insignificant at approximately 4 MPa. In addition, .