Nội dung bài viết đề cập kết quả đánh giá sinh trưởng của 3 loài cây bản địa Sao đen ( Roxb.), Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv) và Re gừng (Cinamomum obtusifolium (Roxb.) trồng năm 2011 trong các mô hình trồng rừng gồm trồng dưới tán rừng thông nhựa 26 tuổi, trồng dưới tán rừng trồng Keo tai tượng và rừng Keo tai tượng xen Thông nhựa 20 trồng trên trảng cỏ cây bụi tại Sóc Sơn Hà Nội cho thấy sau 5 năm cả 3 loài cây đều cho sinh trưởng phát triển bình thường. | Tạp chí KHLN 3/2016 (4482 - 4489) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: SINH TRƯỞNG MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA TRỒNG DƯỚI TÁN RỪNG TẠI SÓC SƠN, HÀ NỘI Nguyễn Minh Thanh1, Tạ Duy Long2 Trường Đại học Lâm nghiệp Trung tâm PTLN Hà Nội TÓM TẮT Từ khóa: Cây bản địa, dưới tán rừng, sinh trưởng, Sóc Sơn Kết quả đánh giá sinh trưởng của 3 loài cây bản địa Sao đen (Hopea odorata Roxb.), Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv) và Re gừng (Cinamomum obtusifolium (Roxb.) trồng năm 2011 trong các mô hình trồng rừng gồm trồng dưới tán rừng Thông nhựa 26 tuổi, trồng dưới tán rừng trồng Keo tai tượng và rừng Keo tai tượng xen Thông nhựa 20 tuổi và trồng trên trảng cỏ cây bụi tại Sóc Sơn Hà Nội cho thấy sau 5 năm cả 3 loài cây đều cho sinh trưởng phát triển bình thường. Trong 3 loài cây trồng tại Sóc Sơn thì Sao đen là loài cho sinh trưởng tốt nhất với Do = 5,14cm, H vn = 2,68m, Do = 1,89 và tỷ lệ sống đạt từ 67 - 75%; tiếp đến là Lim xanh với Do = 4,28cm, H vn = 2,19m, Dt = 1,5m và tỷ lệ sống đạt từ 67 - 75% và thấp nhất là Re gừng với Do = 3,79cm, H vn = 1,76m, D t = 1,39 m và có tỷ lệ sống từ 58 - 67%. Nhìn chung sau 5 tuổi cây trồng của 3 loài đều tốt nhất ở mô hình trồng trên thảm thực bì là cây bụi thảm tươi và sinh trưởng kém nhất trong mô hình trồng dưới tán rừng Thông nhựa. Kết quả bước đầu này cũng đã cho thấy cả 3 loài cây này đều có triển vọng trồng rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng ở Sóc Sơn, Hà Nội. Evaluating the growth rates of some natives species under the forest canopy in Soc Son, Ha Noi Keywords: Native species, under forest canopy, growth, Soc Son The research aims at evaluating the growth rates of three native species: Hopea odorata Roxb, Erythrophleum fordii Oliv and Cinamomum obtusifolium Roxb. They were planted in 2011 under forest canopy of 26 year old plantation Pinus merkusii; 20 year old plantation Acacia mangium Willd. forest and mix plantation forest includes acacia and pine; and also planted in scrubby .