Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra thực trạng về thành phần loài và đề xuất giải pháp phát triển LSNG tại 2 xã Hồ Sơn và Đại Đình. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp kế thừa tài liệu, phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương và phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia PRA (Participatory Rapid Appraisal). Kết quả nghiên cứu cho thấy số loài cây cho LSNG được gây trồng là đa dạng và phong phú với 43 loài và được phân thành 5 nhóm theo công dụng. | THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI XÃ HỒ SƠN VÀ ĐẠI ĐÌNH THUỘC VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO Phạm Duy Long, Nguyễn Thị Thúy Nga Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Lâm sản ngoài gỗ không những góp phần quan trọng về kinh tế xã hội mà còn có giá trị to lớn đối với sự giàu có của hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học của rừng. Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra thực trạng về thành phần loài và đề xuất giải pháp phát triển LSNG tại 2 xã Hồ Sơn và Đại Đình. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp kế thừa tài liệu, phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương và phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia PRA (Participatory Rapid Appraisal). Kết quả nghiên cứu cho thấy số loài cây cho LSNG được gây trồng là đa dạng và phong phú với 43 loài và được phân thành 5 nhóm theo công dụng là: nhóm cung cấp dược liệu, nhóm thực phẩm, làm cảnh, nhóm các sản phẩm cho sợi và nhóm cây đa tác dụng. Hoạt động khai thác LSNG bao gồm từ gây trồng và lấy ngoài tự nhiên diễn ra mạnh mẽ tùy theo công dụng của từng loài: Nhóm cây dược liệu có khoảng 10-15 loài cây được khai thác, nhóm cây lương thực, thực phẩm có 20 loài cây, nhóm cây cảnh có 17 loài cây, nhóm LSNG cho sợi được khai thác chủ yếu có khoảng 5-6 loài. Thị trường tiêu thụ diễn ra theo các kênh tiêu thụ khác nhau tập trung ở 3 nhóm chính là nhóm cây dược liệu, nhóm cây thực phẩm và nhóm cây cảnh. Các giải pháp về quy hoạch, k thuật, quản lý và giải pháp về thị trường đã được đề xuất trong nghiên cứu để bảo tồn và phát triển các loài cây LSNG tại khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Gây trồng, Giải pháp phát triển, Lâm sản ngoài gỗ ĐẶT VẤN ĐỀ Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có một vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân ở nông thôn, đ c iệt là đồng ào dân tộc sống gần rừng. Đây là nguồn lương thực và thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình. Hội nghị quốc tế về “Vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong xóa đói giảm nghèo và bảo tồn đa dạng sinh học” được tổ chức từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2005 tại Hà Nội đã cho thấy .